Vắc xin DTaP và những điều bố mẹ nên biết

(4.15) - 92 đánh giá

Tiêm ngừa là việc cần thiết nhưng nhiều trẻ em lại rất sợ. Vắc xin DTap hay còn gọi là vắc xin 3 trong 1 sẽ giúp bố mẹ giảm bớt được việc tiêm ngừa nhiều lần.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về loại vắc xin này nhé!

Lợi ích của vắc xin DTaP

Vắc xin DTaP giúp bảo vệ con bạn khỏi 3 loại bệnh khá nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng (do vi khuẩn) gây ra sốt, yếu người và đau họng. Khi đó, thành sau của họng sẽ bị một lớp trắng đục dày bao phủ, gây khó thở hoặc khó nuốt và đôi khi làm cho nghẹt thở. Nếu bệnh không được điều trị, độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra sẽ ảnh hưởng đến các mô và cơ quan trên khắp cơ thể, có thể dẫn đến suy tim và liệt người.

Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu có thể lên đến 20% ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Tình trạng bùng phát bạch hầu là rất phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt ở Đông Âu, vùng Trung Đông, vùng châu Á – Thái Bình Dương và Carribbean. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu ở Hoa Kỳ là khá thấp, song nó vẫn hoành hành ở khắp nơi trên thế giới.

Bệnh uốn ván

Uốn ván là một tình trạng nhiễm trùng (do vi trùng uốn ván) gây ra tình trạng co thắt cơ nặng nề và đau đớn, làm co giật và liệt người.

Uốn ván lại không lây. Loại vi khuẩn này sống trong đất và trú ẩn trong những nơi bẩn, xâm nhập cơ thể khi da bị trầy xước. Người ta thường bị uốn ván do có vết thương xuyên thấu (như đạp đinh) hoặc các loại vết thương khác gây rách da – cho dù chỉ rất nhẹ.

Bệnh ho gà

Ho gà là một tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn rất dễ lây, và là một trong số những căn bệnh thời thơ ấu có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ho gà làm cho người bị bệnh ho nhiều đến nỗi khiến cho việc ăn, uống và hít thở rất khó khăn. Bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.

Hiện nay ho gà vẫn còn là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng với trẻ em ở các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, những đợt bùng phát đáng kể đã được báo cáo.

Số ca mắc ho gà cho thấy sự tăng lên dần trong vòng hai thập kỷ qua. Tuy vậy, các tổ chức y tế cho rằng tần suất mắc ho gà nói chung đã giảm đi khoảng 80% kể từ khi vắc xin ho gà được phổ biến và các đợt bùng phát có xu hướng chỉ xảy ra mỗi 3 đến 5 năm.

Để ứng phó với tình trạng này, một loại vắc xin gọi là mũi DTaP tiêm lại hiện tại đang được khuyến cáo tiêm ngừa cho trẻ em ở độ tuổi từ 11 đến 12. Vắc xin DTaP cũng được khuyến cáo cho người lớn nếu họ chưa tiêm khi còn nhỏ và sau đó tiêm lại mỗi 10 năm.

Bản thân bạn nếu tiêm ngừa cũng sẽ bảo vệ con mình và những đứa trẻ xung quanh khỏi ho gà. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc ho gà nặng hoặc có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo

Số liều vắc xin:

  • 5 mũi DTaP từ khi sinh đến 6 tuổi;
  • 1 mũi DTaP giữa 11 đến 12 tuổi;
  • 1 mũi DTaP khi lớn, tiêm lại mỗi 10 năm.

Độ tuổi:

  • 2 tháng tuổi;
  • 4 tháng tuổi;
  • 6 tháng tuổi;
  • Từ 15 đến 18 tháng tuổi;
  • Từ 4 đến 6 tuổi;
  • Từ 11 đến 12 tuổi.

Trẻ em ở độ tuổi “teen” và người lớn chưa được tiêm mũi DTaP hoặc phụ nữ có thai nên tiêm lại mũi này mỗi 10 năm.

Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin DTaP?

  • Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tuần tuổi;
  • Trẻ đã từng có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với DTaP trước đó;
  • Trẻ đã từng có phản ứng liên quan đến hệ thần kinh hoặc não bộ nghiêm trọng trong vòng 7 ngày sau khi tiêm DTaP;
  • Trẻ đã từng bị co giật hoặc sốt trên 40,5°C sau khi tiêm hoặc trẻ khóc không ngừng trong hơn 3 giờ đồng hồ;
  • Nếu muốn tiêm liều tiếp tục, cần phải có sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ về các tình huống con bạn không nên tiêm ngừa. Nếu như phần vắc xin ho gà trong mũi vắc xin hỗn hợp là thủ phạm của vấn đề, mũi vắc xin DT (bạch hầu và uốn ván) có thể thích hợp hơn.

Những vấn đề bố mẹ phải thận trọng

Trẻ em đang bị ốm từ trung bình đến nặng tại thời điểm chuẩn bị tiêm vắc xin nên chờ cho đến khi khỏi hẳn mới tiêm. Bằng cách này, chúng ta có thể chắc chắc trẻ có thể chịu được các tác dụng phụ (nếu có) có thể ảnh hưởng.

Các phản ứng phụ khác

Hầu hết các phản ứng phụ tiềm tàng có liên quan đến vắc xin ho gà của mũi kết hợp. Cả hai loại vắc xin bạch hầu và uốn ván đến nay vẫn chưa cho thấy các phản ứng phụ nào nghiêm trọng.

Các phản ứng phụ khác thường xảy ra sau khi tiêm mũi thứ 4 của vắc xin – bao gồm: đỏ da, sưng phù và đau nơi tiêm, ngoài ra bé có thể sốt nhẹ. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định cho bé sử dụng thuốc paracetamol (mọi lứa tuổi) hoặc ibuprofen (với trẻ trên 6 tháng tuổi) để giảm đau, hạ sốt. Các vấn đề khác như bé quấy khóc, mệt mỏi và nôn ói (hiếm khi) cũng có thể xảy ra.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ loại vắc xin nào.

Nếu con bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách lựa chọn thanh long ngon

(52)
Thanh long chính là một trong những loại trái cây thanh mát nhất trong mùa hè nóng nực này, bạn đã biết cách lựa chọn thanh long thật ngon chưa?Quả thanh long có ... [xem thêm]

7 mẹo nhỏ giúp con yêu xóa đi nỗi sợ nha sĩ

(28)
Mỗi lần dẫn con đi khám răng, con cứ đòi về hay không chịu hợp tác với nha sĩ? Đây là nỗi sợ nha sĩ phổ biến ở trẻ. Bạn có thể vượt qua điều này ... [xem thêm]

Tinh dầu cam: 10 tác dụng và những lưu ý khi dùng

(31)
Tinh dầu cam còn có tên gọi cụ thể hơn là tinh dầu cam ngọt. Mùi hương dễ chịu của loại tinh dầu này mang đến nhiều tác dụng thú vị.Bài viết sau, Chúng ... [xem thêm]

Bệnh thận móng ngựa ở trẻ em - Bệnh hiếm nên cần hiểu rõ

(61)
Thận móng ngựa là một dị tật bẩm sinh ở thận mà không nhiều người biết đến. Nguyên nhân dẫn đến dị tật này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, tuy ... [xem thêm]

Thế nào là sản phẩm kem chống nắng tốt?

(33)
Việc lựa chọn kem chống nắng tốt không phải là điều đơn giản. Hiện nay có rất nhiều loại kem chống nắng được tung ra thị trường và được thiết kế ... [xem thêm]

3 thành phần trong kem chống nắng gây mụn cho da

(10)
Kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” của mọi cô gái trước khi ra đường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều rằng dùng kem chống nắng gây ... [xem thêm]

Mẹo đơn giản giúp mẹ bầu xoay ngôi thai theo cách tự nhiên

(95)
Đôi khi em bé trong bụng nằm không đúng vị trí mong muốn khiến mẹ bầu lo lắng vì sợ con gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ. Thế nhưng, vẫn có những ... [xem thêm]

Nặn mụn đầu đen: nên hay không?

(13)
Mụn đầu đen làm mất thẩm mỹ gương mặt và làm bạn trở nên kém tự tin. Có nhiều cách để loại bỏ mụn nhưng việc nặn mụn đầu đen lại rất phổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN