Bệnh giời leo có lây không?

(3.64) - 49 đánh giá

Bệnh giời leo là chứng phát ban trên da gây ra bởi virus thuỷ đậu (varicella zoster). Giời leo thường nổi thành một dải hay một vùng nhỏ trên một phía khuôn mặt hay cơ thể. Giời leo còn được gọi là mụn rộp (bệnh herpes).

Bệnh giời leo thường phổ biến ở người lớn hay những người có hệ miễn dịch yếu do căng thẳng, chấn thương hay do phương thuốc đặc thù nào đó. Hầu hết những người đã mắc bệnh giời leo thường sẽ khoẻ lại và bệnh không tái phát. Tuy nhiên, một người vẫn có thể mắc bệnh giời leo nhiều hơn một lần.

Bệnh giời leo xuất hiện khi virus thuỷ đậu bắt đầu phát ban trên cơ thể. Sau khi bạn khỏi bệnh thuỷ đậu, virus sẽ tạm “lắng” lại. Với một vài người, nó sẽ ngừng hoạt động mãi mãi. Với số khác, virus sẽ “thức dậy” khi mắc các bệnh khác, căng thẳng hay suy giảm hệ miễn dịch do lão hóa. Có thể một vài loại thuốc sẽ kích thích virus thức dậy phát bệnh giời leo. Sẽ rất khó nhận biết nguyên nhân nhưng sau khi virus hoạt động trở lại, nó chỉ phát bệnh giời leo, không gây ra thuỷ đậu.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giời leo là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giời leo bao gồm:

  • Nổi mẩn theo một hay nhiều đường gân trên cơ thể;
  • Phát ban thường nổi lên ở một phía cơ thể;
  • Phát ban thường nổi lên với những mẩn đỏ, rộp nước và cuối cùng thành lớp da khô (giống như những đốm nhỏ của nốt thuỷ đậu);
  • Lưng, ngực hay bụng là những chỗ phát ban phổ biến nhất;
  • Phát ban không gây ra bỏng hay làm trẻ thấy ngứa (ngược lại với người lớn);
  • Trẻ không bị sốt hay cảm thấy mệt;
  • Trẻ từng bị thuỷ đậu trong quá khứ.

Nếu bạn hoặc trẻ nhỏ có nhiều triệu chứng khác, hãy gọi gấp cho bác sĩ.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Chăm sóc tại nhà:

Nếu bị đau, hãy uống thuốc giảm đau (acetaminophen hay ibuprofen) nếu cần thiết. Tránh dùng kháng sinh giảm đau aspirin vì nó có thể gây tổn hại cho gan dẫn đến hội chứng Reye. Không cho người bệnh gãi ngứa hay gỡ nốt ban. Không cần bôi kem thuốc lên các nốt ban.

Về khả năng lây nhiễm, người mắc bệnh có thể lây thuỷ đậu (không phải virus zona) cho người khác. Việc lây nhiễm này thường xảy ra do chạm vào vết phát ban. Mặc dù ít gây lây nhiễm hơn những trẻ mắc bệnh thuỷ đậu, trẻ mắc virus zona nên tránh ra ngoài hay tránh đi học trong vòng 7 ngày trừ khi có thể che nốt ban lại cho đến khi những nốt ban này rụng ra. Trẻ con hay người lớn chưa từng mắc bệnh thuỷ đậu nên tránh tiếp xúc với trẻ nhiễm virus zona.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Nốt ban rất đau và gây ngứa;
  • Nốt ban ở gần mắt;
  • Bạn nghĩ trẻ cần được đi đến bác sĩ để điều trị.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay sau đó nếu:

  • Phát ban kéo dài hơn 14 ngày;
  • Bệnh ngày càng nặng;
  • Những triệu chứng kể trên nặng hơn.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh giời leo?

Như vắc xin thuỷ đậu, vắc xin giời leo thường được sử dụng như phương pháp phòng ngừa chứ không có chức năng điều trị cho người đang mắc bệnh. Nhưng vắc xin này có khả năng làm giảm thời gian, tính nghiêm trọng của căn bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh sau khi mắc virus zona. Vắc xin chứa virus sống, do đó không nên tiêm ngừa cho những ai bị suy giảm miễn dịch.

Ngoài tiêm vắc xin, một số lưu ý sau có thể giúp bạn tránh mắc bệnh giời leo:

  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, đồ vật cá nhân với người nhiễm bệnh;
  • Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ cơ thể người nhiễm bệnh;
  • Khử trùng các vật dụng gia đình mà người nhiễm bệnh từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế căng thẳng. Những điều này giúp hệ miễn dịch của bạn khoẻ mạnh, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh trong cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại

(69)
Nỗi ám ảnh sợ thất bại có thể khiến bạn khước từ hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội đến với mình. Cơ hội sẽ không đến với bạn quá nhiều lần, bạn có ... [xem thêm]

Khắc phục tình trạng rụng tóc dễ dàng như trở bàn tay

(92)
Bạn đang đau đầu với tình trạng rụng tóc? Bạn cảm thấy không tự tin và lo lắng trước nguy cơ hói đầu? Đã đến lúc bạn khắc phục ngay nỗi lo của ... [xem thêm]

7 điều bạn nên biết về chiếc răng đầu tiên của bé

(86)
Thời điểm bé có những chiếc răng đầu tiên đánh dấu một bước trong giai đoạn phát triển của trẻ và cũng là một kỷ niệm khó quên đối với cha mẹ. Bé ... [xem thêm]

Tại sao bà bầu không nên ăn rau mầm?

(89)
Rau mầm là một món ăn rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nếu bạn có ý định thêm loại rau này vào chế độ ăn thì cần phải hết ... [xem thêm]

Hạn chế chọn sữa rửa mặt chứa 5 thành phần này

(47)
Mỗi ngày, làn da của chúng ta phải đối đầu trực tiếp với hàng loạt các tác động từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất, tia UV… Vì ... [xem thêm]

Điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc: Bạn đã biết?

(79)
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi và người trẻ tuổi vận động, chơi thể thao nhiều. Đa số mọi người ... [xem thêm]

Thuốc chống thải ghép, bạn đã biết tác dụng phụ của chúng?

(47)
Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Tùy theo thể trạng mà mỗi người có khả năng phản ứng với thuốc hoàn ... [xem thêm]

9 bí quyết nấu ăn ngon giúp bạn luôn tự tin khi vào bếp

(96)
Bạn muốn tự chế biến món ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh nhưng lại ngại nấu không ngon? Để luôn tự tin khi vào bếp làm nhiều món hấp dẫn đãi gia đình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN