Mẹo nhỏ để đối phó với những cơn đau vai khi mang thai

(3.66) - 83 đánh giá

Đau vai khi mang thai là một trong những tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Do đó, bạn nên biết nguyên nhân gây đau vai và biện pháp giảm đau theo phương pháp tự nhiên.

Đau vai là một vấn đề rất phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai phải đối mặt. Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do vì sao tình trạng này xảy ra, cách để giảm hoặc ngăn ngừa và những gì bạn có thể làm để giảm bớt mức độ nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân gây đau vai khi mang thai

Đau vai có thể do vấn đề ở vùng vai, chẳng hạn như đau khớp vai hoặc là triệu chứng biểu hiện sự tổn thương với một phần khác của cơ thể. Một số nguyên nhân gây đau vai khi mang thai là:

Mang thai ngoài tử cung

Đau vai ở giai đoạn đầu của thai kỳ có thể trở thành dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng phôi thai bám vào ngoài thành tử cung hoặc trong các ống dẫn trứng, từ đó dẫn đến những cơn đau bắt nguồn từ vùng bụng, sau đó lan tới đầu vai và lưng. Dĩ nhiên, thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người mẹ và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Sỏi thận

Các món ăn đầy dầu mỡ kích hoạt sự tiết ra một loại hormone có thể làm tăng lượng canxi và cholesterol trong túi mật. Chất lỏng đi qua ống mật đôi khi bắt đầu rắn lại, từ đó tạo thành sỏi và gây ra cơn đau ở bụng rồi dần tỏa về phía vai phải hoặc lưng.

Tăng cân và thay đổi tư thế

Trọng lượng cơ thể tăng lên và tư thế không cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ đau vai. Các cơ bụng phải kéo giãn cùng những tư thế chưa đúng khiến cơ bắp chịu nhiều áp lực, từ đó tạo ra nhiều cơn đau lan rộng ở vai hoặc lưng.

Giấc ngủ

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn nên ngủ nghiêng bên trái để cải thiện quá trình lưu thông máu. Song điều này cũng có khả năng làm căng vai và gây đau. Bên cạnh tư thế ngủ, giấc ngủ cũng đóng một vai trò trong việc quản lý cơn đau cơ xương khớp.

Tiền sản giật

Tiền sản giật thai kỳ có đặc trưng bao gồm cao huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu cao, nhưng cũng sẽ gây ra các cơn đau vai phải xuất phát từ gan.

Nguyên nhân khác

  • Đôi khi đau vai khi mang thai có thể là do lở loét hoặc các vấn đề tiêu hóa (như đầy hơi, táo bón và khó tiêu).
  • Rối loạn tâm thần, chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng cũng có thể dẫn đến cứng khớp, tạo áp lực trong cơ thể, gây ra đau ở lưng và di chuyển về phía vai.
  • Trong trường hợp hiếm hoi, đau vai phải có thể là do nội soi tử cung được thực hiện để kiểm tra u nang buồng trứng hoặc bất kỳ bệnh nào khác trong tam cá nguyệt thứ hai.

2. Dấu hiệu của đau vai khi mang thai

  • Một cơn đau âm ỉ giống như hiện tượng bong gân đi kèm với tình trạng cơ bắp cứng hoặc cùng những thay đổi trong tư thế ngủ hay thay đổi nội tiết tố.
  • Đau lan tới vùng cổ tử cung, kết hợp với cảm giác nóng rát ở mắt phát triển đi kèm sự mệt mỏi và căng thẳng.
  • Đau vai trong ba tháng đầu tiên khi mang thai thường liên quan đến buồn nôn, nôn, ngất xỉu, đau nửa đầu và huyết áp thấp.

Bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê bên trên cũng có thể là nguyên nhân gây lo ngại và bạn không nên xem thường để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ lẫn con.

3. Làm thế nào để đối phó với đau vai khi mang thai?

Vì việc sử dụng thuốc giảm đau không được khuyến khích dùng cho phụ nữ có thai, Chúng tôi sẽ giới thiệu một vài giải pháp tự nhiên để điều trị đau vai trong thời gian này:

  • Sử dụng biện pháp chườm lạnh ở vai bị đau nhức để làm dịu cơn đau
  • Nằm ngửa khi ngủ, đặt một chiếc gối dưới lưng bên phải
  • Hãy thư giãn để tránh căng thẳng về tâm lý lẫn thể chất
  • Thực hiện các bài tập kéo căng nhẹ dưới sự giám sát của huấn luyện viên
  • Uống nhiều nước
  • Tìm kiếm chuyên gia dinh dưỡng để nghe các tư vấn về chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
  • Xoa bóp cùng tinh dầu
  • Vật lý trị liệu như yoga, bơi lội và bấm huyệt sẽ giảm đau, từ đó giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn.

4. Các biện pháp y tế để chữa đau vai khi mang thai

Việc điều trị bao gồm thuốc để giảm đau và điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra:

  • Thuốc mỡ để bôi và thuốc xịt nhằm giảm đau và viêm
  • Nếu cơn đau do thai ngoài tử cung, việc điều trị phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ và có thể bao gồm can thiệp phẫu thuật
  • Trong trường hợp sỏi mật, một chế độ ăn thanh đạm và thuốc kiểm soát đều cần thiết để quản lý tình trạng này

5. Làm thế nào để ngăn ngừa đau vai khi mang thai?

Có những biện pháp để tránh đau vai khi mang thai, chẳng hạn như:

  • Ngủ đúng tư thế nhằm giảm thiểu căng thẳng tích tụ ở vùng vai
  • Chế độ ăn uống hợp lý sẽ ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày có thể gây đau vai
  • Duy trì tư thế thích hợp khi đứng, ngồi, đi bộ và ngủ để tránh đau vai
  • Quan hệ tình dục an toàn vì những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến sẹo vùng sinh sản tạo nên hiện tượng thai ngoài tử cung
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá đến mức tối đa
  • Thay đổi nệm nếu đó là nguyên nhân gây đau lưng.

6. Câu hỏi thường gặp ở mẹ bầu

Cơn đau xương vai khi mang thai phát triển như thế nào?

Đau xương vai chủ yếu xuất hiện từ tư thế không đúng, khi lưng và vai của bạn nhô về phía trước. Ở đây, các bả vai bắt đầu tách ra khỏi nhau gây đau theo thời gian. Hầu hết chúng ta áp dụng tư thế này khi lái xe, ngồi tại nơi làm việc, ăn uống hoặc bơi lội.

Cơn đau đầu vai trong thai kỳ có nghĩa gì?

Đau đầu vai là một cơn đau bất thường bạn sẽ cảm thấy ở đầu vai. Đây là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Tại sao xuất hiện cơn đau ở cánh tay trái và vai trong khi mang thai?

Hiện tượng đau ở cánh tay trái thường xuất hiện nếu bạn bị chấn thương khớp hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Nó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề về tim cũng như liên quan đến đau vai, cổ hoặc đau lưng. Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu thấy tình trạng này xuất hiện liên tục.

Hãy nhớ rằng ngay cả những sự khó chịu nhỏ nhất trong khi mang thai cũng cần được chú ý. Nguyên nhân của đau vai có thể đến từ những yếu tố phổ biến như giấc ngủ bị rối loạn cùng một vấn đề nghiêm trọng hơn như mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ luôn là điều cần thiết.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

(38)
Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời. Do đó, bạn hãy giúp vợ chăm con sau sinh để cô ấy nhanh phục hồi. ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn tập thể dục giảm cân hiệu quả

(40)
Nếu không có một kế hoạch tập thể dục giảm cân hiệu quả có thể khiến bạn dễ nản lòng khi chăm chỉ luyện tập ướt đẫm cả áo mà đến khi bước ... [xem thêm]

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết hiệu quả

(25)
Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ đặc điểm riêng biệt của từng dạng sốt. Chủ động nhận biết ... [xem thêm]

7 cách tận dụng nhạc giảm stress cho bạn một ngày thư thái

(38)
Nếu chọn đúng nhạc giảm stress cho từng hoạt động trong ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy tiếng chuông báo thức quá ám ảnh hay việc nhà thật mệt mỏi. Thay ... [xem thêm]

5 công thức rửa mặt từ thiên nhiên giúp làn da sáng hồng rạng rỡ

(28)
Chỉ cần áp dụng 5 công thức rửa mặt từ nguyên liệu thiên nhiên dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu một làn da sạch sâu, láng mịn và tươi trẻ mỗi ... [xem thêm]

6 tác dụng của hạt chia với bà bầu mà bạn nên biết

(89)
Hạt chia là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ tác dụng của hạt chia với bà ... [xem thêm]

Bơ – siêu thực phẩm cho cơ thể khỏe mạnh

(72)
Trái bơ chứa nhiều chất chống ô-xy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Hãy cũng tìm hiểu xem loại trái cây ngon lành này có những lợi ích nào cho sức ... [xem thêm]

10 tư thế yoga tăng khả năng thụ thai hiệu quả

(20)
Yoga được biết đến như một phương pháp tuyệt vời đem lại sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần cho người tập. Mới đây, yoga còn được cho là có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN