Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

(4.08) - 29 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là gì?

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là một loại vi khuẩn trong cùng một nhóm với những vi khuẩn gây bệnh tả. Nó sống trong vùng nước mặn lợ và gây ra bệnh đường tiêu hóa ở người.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là gì?

Các triệu chứng thường gặp của nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là:

  • Tiêu chảy nước (đôi khi tiêu chảy ra máu)
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Nhức đầu

Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Thông thường, các triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng và kéo dài khoảng 3 ngày (trong khoảng từ 8 giờ đến 12 ngày). Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể nặng ở những người bị ức chế miễn dịch như những người được điều trị ung thư.

Trường hợp vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus lây nhiễm vào vết thương, các triệu chứng xung quanh vết thương có thể bao gồm:

  • Đau
  • Đỏ
  • Ấm
  • Chảy dịch hoặc mủ

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus?

Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có thể do ăn sò, ốc sống hoặc chưa được nấu chín hay uống nước bị ô nhiễm.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn, vi khuẩn Vibrio gây nhiễm trùng vết thương khi vết thương hở tiếp xúc với nước biển. Vi khuẩn Vibrio thường không lây lan từ người này sang người khác, nhưng lây lan từ người sang người có thể xảy ra nếu vệ sinh cá nhân kém.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus như:

  • Ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín
  • Lây nhiễm chéo với các thực phẩm khác
  • Có bệnh mãn tính từ trước

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus?

Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được chẩn đoán bằng xét nghiệm phân, vết thương hoặc mẫu máu trong phòng thí nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus?

Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Điều trị thường không cần thiết đối với hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và người bị nhiễm thường hồi phục hoàn toàn mà không có vấn đề sức khỏe lâu dài. Thuốc kháng sinh không được khuyến cáo cho các bệnh nhiễm trùng này, nhưng có thể cải thiện sự sống trong các trường hợp bệnh nặng hoặc kéo dài.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus:

  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus không làm thay đổi hình thức, mùi vị của hải sản. Những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch và / hoặc rối loạn gan nên tránh ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín do nguy cơ nhiễm trùng nặng hoặc tử vong cao. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể được ngăn chặn bằng cách nấu chín kỹ các loại sò ốc, đặc biệt là hàu.
  • Không ăn động vật có vỏ không mở nắp khi nấu.
  • Đun sôi hàu ít nhất 3 phút hoặc chiên trong dầu ít nhất 10 phút ở nhiệt độ 190°C. Khi nấu, đảm bảo rằng thực phẩm tươi sống không chạm vào thức ăn đã nấu chín hoặc bề mặt được sử dụng để nấu ăn và ăn uống. Nếu hải sản không ăn ngay thì phải giữ lạnh; ăn hải sản ngay sau khi nấu và bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh.
  • Để ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, điều quan trọng là tránh để vết thương hở hoặc vết cắt tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu. Nếu vết cắt hoặc vết thương tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ, hãy rửa vùng bị ảnh hưởng ngay bằng xà phòng và nước sạch. Thuốc mỡ kháng sinh hoặc dung dịch oxy già cũng có thể được sử dụng để làm sạch vết thương. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng hoặc đỏ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư amidan

(21)
Tìm hiểu chungUng thư amidan là bệnh gì?Ung thư amidan là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong amidan. Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục ở phía ... [xem thêm]

Tăng axit uric máu

(88)
Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric máu. Đối với nhóm nguyên nhân tăng axit uric máu mãn tính hay bệnh gút, có những thuốc đặc trị giúp thải axit uric và duy ... [xem thêm]

U não di căn

(97)
Tìm hiểu chungU não di căn là gì?U não di căn là sự lây lan của một khối u ban đầu đến não, khác với khối u não nguyên phát. Sự khác nhau giữa hai loại tổn ... [xem thêm]

Hạ canxi máu

(66)
Bệnh hạ canxi máu hay tụt canxi là một tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham ... [xem thêm]

Ung thư tuyến tụy

(45)
Tìm hiểu chungUng thư tuyến tụy là bệnh gì?Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía ... [xem thêm]

Tinh hoàn co rút

(20)
Tìm hiểu chungTinh hoàn co rút là gì?Tinh hoàn co rút là một tinh hoàn có thể di chuyển qua lại giữa bìu và bẹn. Khi tinh hoàn co rút đang ở vùng háng, nó có thể ... [xem thêm]

Viêm thanh quản

(38)
Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh âm trong cổ họng bị kích thích và sưng lên. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng 1–2 tuần. Trong thời ... [xem thêm]

Bạo lực gia đình

(22)
Tìm hiểu chungKhái niệm bạo lực gia đìnhTheo Tổ chức Hỗ trợ Phụ nữ, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi như: kiểm soát, ép buộc, đe dọa, hạ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN