Tiêm vacxin có an toàn không?

(4.1) - 84 đánh giá

Tiêm vacxin được chứng minh là an toàn và hiệu quả vì chúng được sử dụng cho hàng triệu người, bao gồm cả trẻ em, để ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng mỗi năm. Vacxin được bảo quản theo các tiêu chuẩn an toàn rất cao.

Tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc không biết vacxin có thật sự an toàn không. Việc thiếu hiểu biết cơ bản về vacxin sẽ dễ dẫn đến những hiểu lầm tai hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến độ an toàn của việc tiêm ngừa vacxin cho trẻ.

Vacxin đều được kiểm tra kỹ lưỡng và theo dõi độ an toàn

Theo nghiên cứu, tiêm vacxin là biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ. Mỗi vacxin được cấp phép và khuyến cáo phải trải qua nhiều năm thử nghiệm về tính an toàn bao gồm:

  • Thử nghiệm và đánh giá vacxin trước khi được sử dụng trong cộng đồng.
  • Theo dõi sự an toàn của thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc người lớn. Sự an toàn của mỗi loại vacxin được theo dõi liên tục, ngay cả sau khi nó được sử dụng trong cộng đồng do không phải tất cả các tác dụng phụ đều được nghiên cứu trong quá trình phát triển vacxin, đặc biệt nếu các tác dụng phụ rất hiếm. Ngoài ra, mỗi lô vacxin đều được kiểm tra về chất lượng và độ an toàn để đảm bảo thuốc có hiệu quả cao, tinh khiết và vô trùng cho việc sử dụng.

Vậy nên, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng của vacxin được tiêm tại các cơ sở y tế uy tín. Bạn nhớ đưa trẻ đến tiêm ngừa theo đúng lịch tiêm chủng của Bộ Y Tế để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các thành phần có lợi của vacxin

Một số chất được thêm vào để tăng cường cách thức hoạt động của vacxin như tăng thời hạn sử dụng và làm cho thuốc an toàn và hiệu quả nhất có thể. Ba chất phụ chính trong vacxin là:

  • Chất bổ trợ hoặc chất tăng cường để tăng hiệu quả của vacxin.
  • Chất ổn định để ngăn ngừa vacxin giảm hiệu quả khi tiếp xúc với những thay đổi môi trường như ánh sáng và nhiệt độ.
  • Chất bảo quản giúp tăng hạn sử dụng của vacxin.

Các tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vacxin

Vacxin, giống như các loại thuốc khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, những phản ứng này thường nhẹ và các lợi ích vacxin mang lại nhiều hơn rủi ro.

Thực tế, hầu hết mọi người không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi chủng ngừa. Các tác dụng phụ thường gặp nhất như đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt và mệt mỏi thường nhẹ và biến mất nhanh chóng sau một vài ngày mà không cần trợ giúp y tế. Một số người thậm chí không có bất kỳ phản ứng nào sau khi tiêm vacxin.

Không phải tất cả các phản ứng bất lợi xảy ra sau khi chủng ngừa là tác dụng phụ. Vì hàng triệu người được chủng ngừa mỗi năm, một số trường hợp ngẫu nhiên không thể tránh khỏi phát triển nhiễm trùng hoặc bệnh ngay sau khi chủng ngừa.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vacxin cực kỳ hiếm

Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả vắc-xin, đều có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của tiêm vacxin là phản ứng dị ứng tức thời, còn được gọi là phản ứng phản vệ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra. Ngoài ra, triệu chứng có thể được xử lý hoàn toàn ngay lập tức khi được cấp cứu. Tóm lại, các tác dụng phụ nghiêm trọng từ vacxin là cực kỳ hiếm nên việc chủng ngừa là an toàn hơn rất nhiều so với việc không tiêm phòng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo gồm những bước nào?

(24)
Thẩm tách máu là một phần của quá trình chạy thận nhân tạo, cần được bác sĩ thực hiện cẩn thận. Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì: Câu trả lời có trong 7 nhóm dưỡng chất sau

(23)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

7 lời khuyên của bạn thân có thể khiến bạn chia tay người yêu

(77)
Những khi nhớ nhung hay giận dỗi người yêu, các cô nàng sẽ có xu hướng bộc bạch tâm sự với bạn thân của mình. Làm thế nào để nhận diện những lời ... [xem thêm]

Viêm tinh hoàn

(46)
Ở Việt Nam, viêm tinh hoàn là vấn đề sức khỏe nam giới không hiếm gặp. Theo thời gian, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng phức tạp xảy ra ... [xem thêm]

8 nguyên nhân gây đau hàm khi mang thai ít ai ngờ

(94)
Bạn đang bị đau hàm? Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn hoặc nói chuyện. Bạn đang tìm cách để giảm bớt tình trạng này? Nếu vậy, hãy cùng ... [xem thêm]

Bạn hiểu sức khỏe của mình bao nhiêu? (Phần 1)

(37)
Đã có nhiều nhận định sai lầm rằng giảm cân vô cùng khó bởi vì calo không chịu mất đi. Thực tế rằng, tiêu hao calo chỉ là 1 phần trong kế hoạch giảm ... [xem thêm]

Bệnh teo não: Ai cũng có thể mắc phải nếu sống bất cẩn

(89)
Bệnh teo não là hiện tượng não bị mất tế bào khiến nó không có kết nối hoặc kết nối yếu ớt với những tế bào khác trong hệ thần kinh. Đây có thể ... [xem thêm]

Mách bạn cách pha chế các loại trà thảo mộc giúp giảm đầy bụng

(30)
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy một số loại trà thảo mộc có thể giúp giảm đầy bụng. Thực tế có khoảng 20 – 30% người từng trải qua tình trạng cảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN