Levofloxacin

(4.15) - 67 đánh giá

Levofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolon có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzyme thiết yếu tham gia vào quá trình sao chép, phiên mã và tu sửa ADN của vi khuẩn. Đây là một thuốc kháng sinh phổ rộng, có thể tiêu diệt được nhiều loài vi khuẩn.

Hoạt chất này được bào chế thành nhiều dạng thuốc với hàm lượng khác nhau:

  • Thuốc nhỏ mắt: levofloxacin 25mg
  • Viên nén bao phim: levofloxacin 250mg, 500mg, 750mg
  • Dung dịch tiêm truyền: levofloxacin 500mg/ 100ml, 500mg/ 20ml, 250mg/ 50ml, 750mg/ 100ml

Tác dụng, công dụng

Thuốc levofloxacin có tác dụng, công dụng gì?

Levofloxacin là một kháng sinh phổ rộng được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với nó như:

  • Viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng bao gồm viêm bể thận
  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm thể nhẹ và thể nặng
  • Phối hợp điều trị với các thuốc kháng lao
  • Phòng và điều trị bệnh than lây truyền qua đường hô hấp
  • Phòng và điều trị bệnh dịch hạch
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp
  • Viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển thành cấp tính
  • Nhiễm khuẩn ở mắt: viêm bờ mi, túi lệ, lẹo, viêm kết mạc, viêm sụn mi, viêm giác mạc, loét giác mạc…
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật mắt

Thuốc này sẽ không hiệu quả trong các trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể giảm hiệu quả của thuốc sau này.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị bệnh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc levofloxacin cho người lớn như thế nào?

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn, độ nhạy với kháng sinh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng phù hợp cho từng người bệnh.

Liều dùng khuyến cáo cho người có chức năng thận bình thường:

– Thuốc nhỏ mắt levofloxacin 25mg/ 5ml:

  • Ngày 1 và 2: nhỏ 1–2 giọt vào mắt nhiễm trùng cứ mỗi 2 giờ. Không nhỏ quá 8 lần/ ngày.
  • Ngày 3 đến ngày 7: nhỏ 1–2 giọt vào mắt nhiễm trùng cứ mỗi 4 giờ. Không nhỏ quá 4 lần/ ngày.

– Thuốc dùng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch chậm:

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân và khả năng dùng thuốc, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc đường uống hay tiêm. Nếu phải kéo dài liệu trình điều trị, đường uống sẽ được ưu tiên dùng hơn.

Liều dùng cần điều chỉnh cho người có chức năng thận suy giảm vì thuốc chủ yếu được bài tiết qua thận.

Liều dùng thuốc levofloxacin cho trẻ em như thế nào?

Dạng thuốc viên nén không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Dạng tiêm truyền tĩnh mạch có thể dùng cho trẻ trên 6 tháng để điều trị một số loại nhiễm khuẩn với liều lượng khuyến cáo như sau:

– Bệnh than lây truyền qua đường hô hấp (sau khi phơi nhiễm):

  • Trẻ em > 50kg: dùng liều 500mg trong 24 giờ, thời gian dùng 60 ngày.
  • Trẻ em < 50kg: dùng 8mg/ kg (không vượt quá 250mg mỗi liều) trong 12 giờ, thời gian dùng 60 ngày.

– Bệnh dịch hạch:

  • Trẻ em > 50kg: dùng 500mg mỗi 24 giờ, thời gian dùng 60 ngày.
  • Trẻ em < 50kg: dùng 8mg/ kg (không vượt quá 250mg mỗi liều) mỗi 12 giờ, thời gian dùng 60 ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc levofloxacin như thế nào?

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Đối với đường uống, không dùng các antacid chứa nhôm và magie, chế phẩm có kim loại nặng như sắt, kẽm, sucralfat, didanosin trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.

Dạng tiêm truyền tĩnh mạch sẽ được các nhân viên y tế thực hiện theo đúng liều lượng quy định theo chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc ở dạng này.

Nếu có bất kỳ thắc mắc trong việc sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc levofloxacin?

Một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc này, gồm:

– Thường gặp:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu
  • Tăng men gan
  • Mất ngủ, đau đầu
  • Ngứa, phát ban da

– Ít gặp;

  • Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng
  • Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Tăng bilirubin huyết
  • Viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục

– Hiếm gặp:

  • Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp
  • Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi
  • Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân gót chân
  • Co giật, trầm cảm, rối loạn tâm thần
  • Choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phù Quinck

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có những biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc levofloxacin

Chống chỉ định dùng thuốc này cho các đối tượng:

  • Có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm quinolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bị động kinh
  • Thiếu hụt G6PD
  • Có tiền sử bệnh ở gan cơ do fluroquinolon gây ra
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh levofloxacin cũng cần lưu ý một số vấn đề:

  • Viêm gân và đứt gân (hiếm xảy ra), thường liên quan đến gân gót chân (gân Achille)
  • Bệnh liên quan đến Clostridium difficile
  • Bệnh nhân suy thận
  • Rối loạn đường huyết
  • Có yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT
  • Nhược cơ
  • Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương gây co giật, run rẩy, bồn chồn…
  • Mẫn cảm ánh sáng từ mức độ trung bình đến nặng
  • Có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau

Khi có bất kỳ phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng nào xuất hiện, người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngày. Tránh sử dụng thuốc kháng sinh nhóm này khi đã từng gặp phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluroquinolon.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc levofloxacin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thi giác nên có khả năng gây suy giảm khả năng tập trung và phản ứng. Do đó, không nên dùng thuốc khi cần lái xe, vận hành máy móc.

Tương tác

Thuốc levofloxacin có thể tương tác với thuốc nào?

Một thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dưới đây là một vài thuốc có khả năng gây ra tương tác khi dùng chung với levofloxacin:

  • Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin
  • Theophyllin
  • Wafarin
  • Cyclosporin, digoxin
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  • Các thuốc hạ đường huyết
  • Probenecid, cimetidin

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc levofloxacin không?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc levofloxacin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Levofloxacin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bạn có thể uống thuốc trong hoặc xa bữa ăn.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc levofloxacin như thế nào?

Bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Đối với thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống (viên nén bao phim), bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30ºC. Thuốc tiêm truyền sẽ được bảo quản tại cơ sở y tế theo quy định và được sử dụng bởi nhân viên y tế.

Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh

(47)
Thành phần: Cao sói rừng, cao hy thiêm, cao bạch thược, nhũ hương, L- carnitine fumarate, pregnenolone, magiePhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ ... [xem thêm]

Buformin

(44)
Tác dụngTác dụng của buformin là gì?Buformin được sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp và có thể dùng kèm các thuốc ... [xem thêm]

Contac® Cold-Flu

(64)
Tên gốc: Acetaminophen/ Phenylephrine hydrochloridePhân nhóm: Thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốtTên biệt dược: Contac® Cold-FluTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Sắt dextran

(95)
Tên gốc: sắt dextranTên biệt dược: Dexferrum®, Infed®Phân nhóm: các tác nhân tạo máu, (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máuTác dụngTác dụng của sắt dextran ... [xem thêm]

Thuốc Tinidazol®

(100)
Tên gốc: tinidazolePhân nhóm: thuốc diet amibTên biệt dược: Tinidazol®Tác dụngTác dụng của thuốc Tinidazol® là gì?Tinidazol® có tác dụng điều trị các tình ... [xem thêm]

Yondelis®

(84)
Tên gốc: trabectedinTên biệt dược: Yondelis®Tác dụngTác dụng của thuốc Yondelis® là gì?Yondelis® (trabectedin) là thuốc dùng để điều trị một số loại ung ... [xem thêm]

Thuốc Oflomax

(67)
Tên hoạt chất: ofloxacin, tá dượcTên thương hiệu: OflomaxPhân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt Tác dụng của thuốc OflomaxCông dụng thuốc Oflomax là ... [xem thêm]

Sữa tắm Johnson Baby Top to toe

(38)
Giới thiệu chungSữa tắm Johnson Baby Top to toe là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ ở bệnh viện phụ sản. Sản phẩm được thiết kế với công thức không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN