Mẹ có nên ăn cay khi cho con bú không?

(3.87) - 54 đánh giá

Bạn thích ăn các món cay vì chúng rất kích thích vị giác, giúp bạn cảm thấy ngon miệng. Nhưng bé yêu của bạn lại có vẻ quá nhạy cảm khi bạn ăn các món này.

Bạn thích ăn cay, nhưng khi mang thai, bạn được khuyên là nên hạn chế những món ăn này để tránh gặp những rắc rối liên quan đến dạ dày. Sau khi sinh xong, bạn muốn quay trở lại chế độ ăn bình thường của mình. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Liệu bạn có nên ăn những món cay khi đang cho con bú không?”. Nếu bạn đang có thắc mắc này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé.

Có nên ăn cay khi cho con bú?

Việc ăn cay khi bạn đang cho con bú được xem là an toàn. Tuy có một phần nhỏ đi vào sữa mẹ nhưng sẽ không ảnh hưởng gì đến bé.

Ở một số nền văn hóa, món cay rất được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của mỗi người. Điều này cũng không thay đổi nhiều đối với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Không có bằng chứng nào chứng minh rằng trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ bị đầy hơi hay cáu kỉnh khi người mẹ ăn cay cả.

Khi đang cho con bú, tốt nhất là bạn nên ăn nhiều món khác nhau để có đủ dưỡng chất và tránh ăn những món khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Thực tế, những bé bú sữa mẹ khi vào giai đoạn tặp ăn giặm thường sẽ dễ tập ăn hơn. Nguyên do là bé đã được thử nhiều hương vị của các món ăn khác nhau qua sữa mẹ. Trong khi đó, những bé uống sữa công thức không có được trải nghiệm thú vị và hữu ích này.

Thực phẩm cay có ảnh hưởng đến sữa mẹ hay không?

Không giống như sữa công thức, vị của sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào những món mà bạn ăn trong thời gian cho con bú. Ví dụ, nếu bạn ăn những món có tỏi, sữa mẹ cũng có thể sẽ có hương vị đặc trưng của loại gia vị này. Bé có thể sẽ bú nhiều hơn nếu vị của sữa thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là một cách khôn ngoan để bạn giúp bé phát triển vị giác, chuẩn bị cho việc ăn giặm sau này.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu người mẹ ăn tỏi thì bé sẽ bú lâu và nhiều hơn những bé mà mẹ không ăn tỏi. Ngoài ra, khi bé đã tiếp xúc quen với một vị nào đó có trong sữa mẹ thì nhiều khả năng khi lớn lên bé cũng sẽ thích những món ăn có vị như vậy.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé trở nên cáu khỉnh sau khi bú mẹ hoặc bạn có cảm giác ợ nóng thì hãy tạm ngưng những món cay lại và dùng những món ăn khác. Hãy cho bé một ít thời gian để làm quen với chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý quan sát xem bé có thích sữa mẹ có vị cay không nhé.

Làm thế nào để biết bé nhạy cảm với món cay?

Bạn có thể xác định xem bé có nhạy cảm với món ăn cay qua sữa mẹ không bằng cách quan sát phản ứng của bé. Một số phản ứng thường gặp:
• Quấy khóc sau khi bú
• Ngủ ít hơn
• Khóc nhiều
• Khó chịu
• Hay thức giấc đột ngột
• Khò khè
• Có các phản ứng trên da
• Phân nhầy hoặc phân có màu xanh
• Khó tiêu.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này có thể không phải là do bé nhạy cảm với món cay mà có thể là do bé dị ứng với những món ăn khác mà bạn ăn như sữa, những loại hoa quả họ cam, quýt…

Nếu bé có các triệu chứng kể trên khi bạn ăn món cay, hãy dừng ăn chúng trong một tuần và quan sát các phản ứng của bé. Bên cạnh đó, để an tâm hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để hỏi thêm về vấn đề này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 điều mẹ bầu nên biết về gây tê ngoài màng cứng khi sinh

(23)
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả rất phổ biến trong quá trình sinh đẻ. Hiện tại vẫn còn nhiều thắc mắc về những ... [xem thêm]

Không khó xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng

(48)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

Phân biệt và điều trị nám da mặt, đốm nâu

(61)
Nám và đốm nâu rất khó phân biệt khi nhìn sơ bằng mắt thường. Khi phân biệt được, bạn có thể tìm ra cách điều trị nám da mặt và đốm nâu thích hợp ... [xem thêm]

Phát hiện mới: tính toán calo khi giảm cân là sai lầm!

(84)
Đã có nhiều nhận định sai lầm rằng giảm cân vô cùng khó bởi vì calo không chịu mất đi. Thực tế rằng, tiêu hao calo chỉ là 1 phần trong kế hoạch giảm ... [xem thêm]

Lý giải nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

(62)
Trong một số trường hợp, nốt ruồi thường được xem là biểu tượng của sắc đẹp. Nó có thể đã tồn tại trên cơ thể bạn từ khi sinh ra hoặc cũng có ... [xem thêm]

Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

(66)
Người ta từng cho rằng nguyên nhân bệnh gout đơn thuần là do chế độ ăn của người bệnh có quá nhiều rượu thịt, nhưng thực tế còn có nhiều nguyên nhân ... [xem thêm]

Bà bầu có thể sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không?

(43)
Chất làm ngọt nhân tạo là những chất có lượng calorie thấp dùng để thay thế đường. Các chất này có hiệu quả làm ngọt cao hơn đường từ 30–8.000 lần, ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây tê chân và cách điều trị

(99)
Mọi người hay cảm thấy chân hoặc bàn chân bị tê khi ngồi quá lâu. Nguyên nhân là do ngồi quá lâu gây tác động lực lên dây thần kinh hoặc làm máu không lưu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN