Nguyên nhân bệnh gout: Biết để phòng ngừa

(4.05) - 66 đánh giá

Người ta từng cho rằng nguyên nhân bệnh gout đơn thuần là do chế độ ăn của người bệnh có quá nhiều rượu thịt, nhưng thực tế còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra căn bệnh này. Hãy xem bạn hiểu bao nhiêu về nguyên nhân gây bệnh gout nhé!

Bệnh gout là gì?

Gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn, bnh có liên quan đến axit uric.

Axit uric là một chất thải do cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm. Khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ khiến các tinh thể của nó tích tụ trong khớp, kích hoạt tình trạng sưng viêm và đau dữ dội.

Các nguyên nhân bệnh gout

Gout là một bệnh phức tạp. Có nhiều yếu tố đóng vai trò nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.

Nguyên nhân bệnh gout cơ bản và trực tiếp nhất là do axit uric tích tụ trong cơ thể quá nhiều, khiến các tinh thể muối natri urate tích tụ trong khớp gây viêm khớp.

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ urate trong máu luôn trên mức giới hạn cho phép trong suốt thời gian dài, tạo điều kiện cho tinh thể urate hình thành. Khoảng 2/3 lượng urate trong cơ thể chúng ta đến từ sự phân hủy lượng purin tự nhiên trong tế bào. 1/3 lượng urate còn lại đến từ hoạt động phân giải purin trong một số thực phẩm và đồ uống.

Có urate trong máu không có nghĩa là bị mắc bệnh gout. Người khỏe mạnh bình thường cũng có urate trong máu. Khi urate bắt đầu tích tụ, cơ thể sẽ loại bỏ lượng urate dư thừa qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều urate hoặc thận không thể loại bỏ đủ urate thì mức urate bắt đầu tăng lên. Nếu mức urate vượt quá điểm bão hòa thì có khả năng hình thành tinh thể muối natri urat.

Những tinh thể này chính là nguyên nhân gây nên hầu hết những tổn thương cho người bệnh gout. Chúng chủ yếu hình thành trong và xung quanh các mô khớp, đặc biệt là ở khớp ở tay chân, nhất là các khớp ngón.

Các tinh thể có thể dần tích tụ trong trong sụn và các mô khớp trong nhiều năm mà người bệnh không hề hay biết. Khi trong khớp đã có quá nhiều tinh thể tích tụ, các tinh thể này tràn ra ngoài khoang khớp (khoảng trống giữa các xương). Các tinh thể cứng hình kim chạm vào lớp lót mềm của khớp (synovium) và làm khớp bị viêm nhanh chóng.

Quá trình viêm phá vỡ các tinh thể đã trở nên lỏng lẻo bên trong khớp. Vậy nên trong vài ngày hoặc vài tuần, cơn gout dường như lắng xuống.

Sự tích tụ của các tinh thể, ngoài việc gây ra các cơn viêm đột ngột còn dẫn đến hình thành các tophi (nốt sần) bên trong và xung quanh khớp. Những hạt tophi này có thể phát triển và gây áp lực làm tổn thương sụn và xương. Vì l đó, cơn đau sẽ xuất hiện hàng ngày với tần suất thường xuyên hơn, vào mỗi khi người bệnh vận động khớp. Bệnh gout trong giai đoạn này thường đã thành mãn tính. Ở một số trường hợp, người ta có thể dễ dàng quan sát các tophi và cảm nhn được chúng dưới da. Tuy nhiên, phần chưa quan sát được của tophi trong khớp và các mô sâu hơn thường khá rộng.

Người mắc bệnh gout mãn tính có nguy cơ cao bị tổn thương các khớp vĩnh viễn.

Nếu phân loại thì hai nguyên nhân gây bệnh gout chính yếu nhất là:

  • Người bệnh nạp vào cơ thể nhiều loại thức ăn, đồ uống làm tăng vọt nồng độ axit uric trong cơ thể.
    • Uống quá nhiều rượu dẫn đến dư thừa axit uric.
    • Ăn quá nhiều một số loại thực phẩm cũng là nguyên nhân gây bệnh gout, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều purine. Trong quá trình tiêu hóa, purine bị phá vỡ tạo thành axit uric. Axit uric trong máu tăng cao, làm các tinh thể axit uric tích tụ ở khớp gây viêm đau. Các thực phẩm ăn nhiều sẽ gây gout tiêu biểu là: động vật có vỏ, thịt đỏ, các loại nội tạng, nước ép có vị ngọt, thc phm nhiều đường, muối.
  • Cơ thể có vấn đề với việc chuyển hóa, dẫn đến cơ thể tự sản xuất quá nhiều axit uric hoặc bị suy giảm khả năng đào thải axit uric và tạo ra một lượng tồn dư tích tụ. Nguyên nhân thường rơi vào các trường hợp sau:
    • Một số vấn đề về sức khỏe như rối loạn về máu huyết và chuyển hóa khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc bị suy giảm khả năng đào thải axit uric.
    • Không uống đủ nước hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (nhịn ăn giảm cân hoặc cố chấp theo đuổi chế độ ăn chay khi cơ thể không thích ứng) thì cơ thể sẽ khó bài tiết axit uric, khiến các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp.
    • Người đang dùng thuốc (chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch) cũng có nguy cơ bị suy giảm khả năng đào thải axit uric.

Nhng đối tượng dễ mắc bệnh gout

Các đối tượng dễ mắc bệnh gout bao gồm:

  • Đàn ông từ 40-50 tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.
  • Nam giới (nam giới dễ phát triển thành bệnh gout hơn nữ giới).
  • Người có thành viên gia đình từng mắc bệnh gout.
  • Người có thói quen ăn uống thiếu điều độ: ăn quá nhiều thực phẩm có purine (thịt đỏ, một số loại cá, nội tạng), uống nhiều rượu bia (hơn 2 ly mỗi ngày).
  • Người đang dùng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, cyclosporine…
  • Người có các vấn đề sức khỏe khác như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, ngưng thở khi ngủ, tiểu đường.
  • Người bị phơi nhiễm chì trong thời gian dài: Phơi nhiễm chì mãn tính được cho là có liên quan đến một số trường hợp bị bệnh gout.
  • Người béo phì, thừa cân: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout vì trong cơ thể có nhiều mô hơn, có nghĩa là axit uric (một cht thải của quá trình chuyển hóa) được sản xuất nhiều hơn. Hàm lượng chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng tình trạng viêm ở toàn thân vì các tế bào mỡ tạo ra các cytokine gây viêm.
  • Người có một số chấn thương hoặc vừa trải qua phẫu thuật.
  • Người đang tiến hành hóa trị.

Các dấu hiệu bệnh gout

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh hout hầu như luôn xảy ra đột ngột và thường vào ban đêm, bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp lớn ở ngón chân cái, nhưng không có nghĩa là bệnh không gây ảnh hưởng đến các khớp khác. Một vài khớp cũng bị ảnh hưởng là: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau nghiêm trọng nhất có khả năng xảy ra trong vòng 4-12 giờ đầu sau khi bắt đầu.
  • Khó chịu kéo dài: Sau khi cơn đau nghiêm trọng nhất đã giảm bớt, khớp vẫn sẽ bị khó chịu trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Các cơn gout sau này có khi kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Khớp bị sưng viêm, tấy đỏ: các khớp bị ảnh hưởng sưng to, trở nên mềm, nóng ấm và tấy đỏ.
  • Cử động khớp bị hn chế: Khi bệnh gout tiến triển, người bệnh khó lòng vận động khớp với biên độ và cường độ như bình thường.

Điều trị bệnh gout

Bác sĩ thường kê thuốc để điều trị bệnh gout. Thuốc trị gout được sử dụng để điều trị các cuộc tấn công cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Thuốc cũng giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng sau này, chẳng hạn như ngăn ngừa sự hình thành của các tophi (nốt sần phát triển do tinh thể urate tích tụ).

  • Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: NSAIDs bao gồm các thuốc không cần kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và naproxen natri (Aleve), cũng như các NSAIDs mạnh hơn (cần có bác sĩ kê toa) như indomethacin (Indocin) hoặc celecoxib (Celebrex).

Thuốc kê toa liều cao hơn dùng để ngăn chặn một cơn gout cấp tính, sau đó người bệnh sẽ dùng liều hàng ngày thấp hơn như một biện pháp để phòng ngừa.

NSAIDs tiềm ẩn nguy cơ gây ra các cơn đau, xuất huyết và loét dạ dày.

Sau khi cơn gout cấp được giải quyết, bác sĩ có thể kê đơn liều colchicine hàng ngày thấp để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.

  • Colchicine: Colchicine là một loại thuốc giảm đau, giúp giảm các cơn đau do gout hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả thì thuốc có khả năng gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đặc biệt là nếu dùng với liều lượng lớn.
  • Corticosteroid. Các thuốc corticosteroid, chẳng hạn như thuốc tiên dược, có thể kiểm soát viêm và đau do gout. Corticosteroid ở dạng thuốc viên hoặc tiêm vào khớp.

Corticosteroid thường được ch định cho những bệnh nhân gout không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Tác dụng phụ của corticosteroid bao gồm thay đổi tâm trạng, tăng lượng đường trong máu và tăng huyết áp.

Bên cạnh thuốc để điều trị, còn có thuốc ngăn ngừa biến chứng bệnh gout. Trong trường hợp bệnh nhân gặp một vài cơn gout mỗi năm hoặc ít bị các cơn gout nhưng mỗi cơn đều đau đớn nặng nề, bác sĩ sẽ khuyên dùng thuốc để giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng. Nếu tổn thương đã được quan sát rõ trên ảnh chụp X–quang, người bệnh bị tophi (các nốt sần), bệnh thận mãn tính hoặc sỏi thận thì nên dùng thuốc để hạ mức axit uric trong cơ thể. Có các tùy chọn như sau:

  • Dùng thuốc ngăn chặn cơ thể sản xuất axit uric. Các loại thuốc được gọi là chất ức chế xanthine oxyase (XOIs) bao gồm allopurinol (Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và febuxostat (Uloric). Các thuốc này hạn chế lượng axit uric mà cơ thể tạo ra, giúp giảm mức axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Tác dụng phụ của allopurinol là gây phát ban và giảm lượng máu, còn febuxostat gây buồn nôn, giảm chức năng gan, tăng nguy cơ tử vong do các vấn đề về tim mạch.
  • Dùng thuốc cải thiện khả năng đào thải axit uric của cơ thể. Những loại thuốc này được gọi là uricosurics, bao gồm probenecid (Probalan) và lesinurad (Zurampic). Uricosurics cải thiện chức năng của thận để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể. Thuc tuy làm giảm nồng độ axit uric và giảm nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng nồng độ axit uric trong nước tiểu của người bệnh lại tăng lên. Tác dụng phụ bao gồm phát ban, đau dạ dày và sỏi thận. Lesinurad chỉ được dùng cùng với XOI.

Phòng ngừa bệnh gout như thế nào?

  • Uống nhiều nước: Giữ cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước. Hạn chế thức uống ngọt và rượu bia. Rượu bia nếu uống cần mc điều độ, vì người ta đã tìm được bằng chứng cho thấy bia làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh gout, nhất là đối với nam giới.

  • Nạp nguồn protein thông qua các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo thực sự có tác dụng trong việc phòng chống bệnh gout, nên đây là nguồn protein tốt.
  • Hạn chế ăn thịt, cá và gia cầm. Ăn các thực phẩm này với lượng vừa phải thì vẫn ổn, nhưng bạn cần chú ý đến loại thịt và liều lượng.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Hãy ăn theo khẩu phần giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý. Việc kiêng khem nhịn ăn có thể gây tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: ăn gì và tránh gì?

(70)
Có phải những gì trẻ ăn giúp tăng cường chú ý, tập trung hoặc có thể hỗ trợ điều trị chứng hiếu động thái quá không? Không có bằng chứng khoa học rõ ... [xem thêm]

Thiếu hụt testosterone có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới lớn tuổi?

(60)
Thiếu hụt testosterone là tình trạng mức testosterone trong máu ở nam giới thấp hơn bình thường. Ở nam giới lớn tuổi (những người trên 40 tuổi), tình trạng ... [xem thêm]

Kiểm soát cơn nóng giận khi bị bệnh thận mạn

(87)
Giận dữ là một cảm xúc hết sức bình thường và lành mạnh, nhưng khi vượt qua khỏi kiểm soát, bạn có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng trong ... [xem thêm]

Cắt một phần tuyến giáp

(36)
Tìm hiểu chungCắt tuyến giáp là gì?Cắt tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bạn.Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ ... [xem thêm]

6 điều đàn ông đồng tính cần biết để sống khỏe mạnh hơn

(34)
Khi là một người đàn ông đồng tính, bạn cần chăm sóc bản thân chu đáo hơn vì nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sẽ cao hơn người khác đấy.Đàn ông nói ... [xem thêm]

Lợi ích và rủi ro của nong mạch vành

(98)
Nong mạch vành là một thủ thuật được sử dụng để nong rộng các mạch máu bị hẹp, các mạch máu này (động mạch vành) có tác dụng cung cấp máu cho tim. ... [xem thêm]

Dâu tây: Giá trị dinh dưỡng và những công dụng tuyệt vời

(38)
Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.Mọi người thường quan ... [xem thêm]

5 sự thật về tình trạng đau xương cùng không rõ nguyên do

(56)
Đau xương cùng khiến cho việc đứng hoặc ngồi của bạn đều trở nên khó khăn. Vậy đặc điểm của tình trạng này là gì?Nếu bạn là phụ nữ ngoài 50 hay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN