Chấm dứt thai kỳ

(4.45) - 23 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật chấm dứt thai kỳ là gì?

Chấm dứt thai kỳ thường được gọi là phá thai là việc loại bỏ các mô thai, các sản phẩm của thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Bạn có thể chấm dứt thai kì bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Bài viết này sẽ làm rõ phá thai bằng phẫu thuật. Các thủ thuật khác nhau được sử dụng cho phá thai phẫu thuật tùy thuộc vào thai đã được bao nhiêu tuần tuổi. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến:

  • Hút thai (loại phá thai bằng phẫu thuật phổ biến nhất): còn gọi là hút, nạo hút hoặc hút chân không. Thủ thuật phá thai này được thực hiện trong thời gian tuổi thai từ 6 đến 16 tuần;
  • Phá thai bằng nong và gắp thai: thực hiện sau khi tuổi thai được 16 tuần.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật chấm dứt thai kỳ?

Bạn có thể thực hiện phẫu thuật chấm dứt thai kì nếu:

  • Bạn quyết định không mang thai;
  • Em bé bị dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về di truyền;
  • Việc mang thai có hại cho sức khỏe (phá thai điều trị);
  • Mang thai do sau một sự kiện đau buồn như bị hãm hiếp hay loạn luân.

Quyết định chấm dứt thai kỳ là tùy từng cá nhân. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc bạn bè, người thân để có quyết định đúng đắn.

Thận trọng/Cảnh báo

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Bạn có thể gặp một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: có thể nghiêm trọng và đòi hỏi phải nằm viện. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau bụng và tiết dịch âm đạo có mùi khó chịu. Nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ tăng lên nếu bạn mắc bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục;
  • Rách cổ tử cung: thường có thể được giải quyết bằng các vết khâu sau thủ thuật nếu cần thiết;
  • Thủng tử cung: có thể xảy ra khi một dụng cụ đâm thủng thành tử cung;
  • Xuất huyết: chảy máu có thể cần thiết phải nhập viện hoặc truyền máu;
  • Còn sót mô thai: điều này xảy ra ít hơn 1% trường hợp nạo phá thai và thường cần một thủ thuật khác hay một số loại thuốc để giúp loại bỏ mô thai còn sót;
  • Bất đồng miễn dịch Rhesus: phụ nữ với một nhóm máu nhất định (Rhesus âm) có nguy cơ bất đồng miễn dịch sau khi phá thai;
  • Phản ứng dị ứng hoặc bất lợi với thuốc: bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần, gây mê, thuốc kháng sinh và thuốc làm giãn;
  • Huyết khối ở chân hoặc phổi: nguy cơ tăng dần theo tuổi thai;
  • Tử vong: nguy cơ tử vong rất thấp khi dùng phá thai bằng phẫu thuật, chỉ có 3 trong 100.000 trường hợp phụ nữ mang thai ở tuần 13-15 và 12 trong 100.000 trường hợp thai sau tuần 21 bị tử vong.

Điều quan trọng là bạn hiểu những rủi ro và biến chứng trước khi phẫu thuật. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn để biết thêm thông tin.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chấm dứt thai kỳ?

Dưới đây là một số việc cần làm trước khi phẫu thuật:

  • Khám phụ khoa và siêu âm trước khi thực hiện thủ thuật để giúp xác định giai đoạn của thai kỳ;
  • Khám tổng quát và làm xét nghiệm cần thiết;
  • Nhịn đói (không ăn uống) 4-6 giờ trước khi làm thủ thuật.

Hãy báo với bác sĩ phẫu thuật nếu như:

  • Bạn nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, cao su, iốt, băng hoặc thuốc gây mê (tại chỗ và toàn thân);
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào bao gồm thuốc không kê đơn, thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng;
  • Bạn có bất kỳ bệnh, rối loạn hoặc tình trạng y tế nào khác.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn để có thể yêu cầu bạn chuẩn bị một vài bước khác. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ điều gì, hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật rõ ràng. Bạn nên nắm thông tin đầy đủ và vui vẻ chấp thuận cam kết thực hiện phẫu thuật. Bạn sẽ được yêu cầu ký cam kết nên hãy đọc cẩn thận và đặt câu hỏi nếu có bất cứ điều gì không rõ ràng.

Quy trình thực hiện chấm dứt thai kỳ như thế nào?

Bác sĩ phẫu thuật sử dung một trong số các liệu pháp sau để giảm đau cho bạn:

  • Gây mê toàn thân bằng thuốc giúp ngủ và không đau;
  • Gây tê vùng từ thắt lưng xuống bàn chân;
  • Gây tê tại chỗ và dùng thuốc giúp bạn thư giãn.

Phẫu thuật chấm dứt thai kì có thể thực hiện bằng nhiều cách, mỗi các có quy trình khác nhau.

Liệu pháp hút thai sẽ kéo dài khoảng 15-20 phút, bác sĩ phẫu thuật sẽ:

  • Sử dụng mỏ vịt để xem bên trong âm đạo;
  • Làm sạch âm đạo và cổ tử cung bằng gạc ngâm trong xà phòng;
  • Cho thuốc tê vào cổ tử cung;
  • Làm giãn cổ tử cung bằng cách đưa thanh kim loại mỏng vào lòng tử cung;
  • Chèn một ống nhỏ vào trong tử cung;
  • Hút nhẹ nhàng đến đầu kia của ống để loại bỏ tất cả các mô thai.

Nếu dùng liệu pháp hút thai ở giai đoạn sau thai kì thì bác sĩ phải dùng thuốc cho cổ tử cung để đảm bảo an toàn cho bạn.

Liệu pháp nong và gắp thai kéo dài khoảng 15-20 phút, bác sĩ phẫu thuật sẽ:

  • Sử dụng mỏ vịt để xem bên trong âm đạo;
  • Làm sạch âm đạo và cổ tử cung bằng gạc ngâm trong xà phòng;
  • Cho thuốc tê vào cổ tử cung;
  • Làm giãn cổ tử cung bằng cách đưa thanh kim loại mỏng vào lòng tử cung;
  • Chèn một ống được gắn vào máy hút cho vào tử cung và kết hợp với các dụng cụ y tế khác để nhẹ nhàng làm rỗng tử.

Sau khi gỡ bỏ ống, bác sĩ sẽ sử dụng một curette để nạo bỏ bất kỳ mô nào còn lại trong lòng tử cung và đảm bảo rằng tử cung hoàn toàn được làm trống.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc quan tâm nào xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật chấm dứt thai kỳ?

Sau khi thực hiện phẫu thuật chấm dứt thai kì, bạn nên:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi tại phòng khám, dưới sự theo dõi của bác sĩ;
  • Khi có thể xuất viện, bạn nên để người thân đưa về nhà;
  • Tránh dùng tăm bông, thụt rửa, tắm, bơi lội, quan hệ tình dục và tập thể dục nặng trong hai tuần sau khi phẫu thuật;
  • Nghỉ ngơi thêm vào ngày hôm sau nhưng có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động bình thường chỉ trong vòng một vài ngày;
  • Bạn có thể sử dụng hầu hết các hình thức tránh thai bao gồm thuốc viên, miếng dán, đặt vòng và dụng cụ tử cung vào cuối ngày hoặc ngày hôm sau phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng quá kích buồng trứng

(58)
Tìm hiểu chungHội chứng quá kích buồng trứng là gì?Hội chứng quá kích buồng trứng là bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ tiêm thuốc hormone để kích thích sự ... [xem thêm]

Lạm dụng thuốc lắc (MDMA)

(92)
Tìm hiểu chungLạm dụng thuốc lắc MDMA là gì?Thuốc lắc là một loại thuốc gây nghiện tổng hợp bất hợp pháp, thường được tiêu thụ ở dạng thuốc viên, ... [xem thêm]

Rậm lông

(78)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

Co thắt tâm vị

(90)
Tìm hiểu chungBệnh co thắt tâm vị là gì?Co thắt tâm vị là một rối loạn hiếm gặp gây khó khăn cho thực phẩm và chất lỏng trong việc lưu thông xuống dạ ... [xem thêm]

Áp xe phổi

(34)
Tìm hiểu chungBệnh áp xe phổi là gì?Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa ... [xem thêm]

Thiếu máu cục bộ đường ruột

(55)
Tìm hiểu chungThiếu máu cục bộ đường ruột là bệnh gì?Thiếu máu cục bộ đường ruột là một loạt các tình trạng xảy ra khi sự tắc nghẽn, thường ở ... [xem thêm]

Hội chứng Klinefelter

(32)
Định nghĩaHội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là gì?Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh ... [xem thêm]

Tiểu ra máu

(22)
Tìm hiểu chungTiểu ra máu là gì?Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN