Thuốc liothyronine

(4.04) - 47 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc liothyronine là gì?

Liothyronine được sử dụng để điều trị tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp). Nó thay thế cho hormone được sản xuất bởi tuyến giáp. Nồng độ hormon tuyến giáp thấp có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc khi tuyến giáp bị thương do bức xạ/thuốc hoặc phẫu thuật. Điều quan trọng là phải có đủ lượng hormon tuyến giáp trong máu của bạn để duy trì hoạt động tinh thần và thể chất bình thường.

Ngòai ra, bạn có thể sử dụng thuốc này để làm giảm chức năng tuyến giáp ở một số bệnh như mở rộng tuyến giáp (bướu giáp) và viêm tuyến giáp Hashimoto. Thuốc cũng được sử dụng để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp. Liothyronine là một hormone nhân tạo thay thế hormone tuyến giáp tự nhiên của cơ thể (T3).

Một số tác dụng thuốc không được liệt kê trên nhãn được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn. Bạn chỉ dùng thuốc này điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liothyronine cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp. Thuốc này không nên sử dụng để điều trị vô sinh ở bệnh nhân có hàm lượng tuyến giáp bình thường. Nguy cơ khi sử dụng rất cao và liothyronine không mang lại lợi ích.

Bạn nên dùng thuốc liothyronine như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc bằng các uống cùng hoặc không cùng thức ăn, thông thường mỗi ngày một lần vào buổi sáng hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn chỉ sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cần thiết khi bạn không thể uống được.

Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, nồng độ hormon giáp và đáp ứng với điều trị của bạn.

Bạn nên dùng thuốc 4 giờ trước khi hoặc sau khi dùng bất kỳ sản phẩm chứa nhôm hoặc sắt, chẳng hạn như thuốc kháng axit, sucralfate, vitamin/khoáng chất. Bạn uống liothyronine 4 giờ trước khi hoặc sau khi dùng cholestyramin hoặc colestipol. Những sản phẩm này tương tác với liothyronine, ngăn ngừa sự hấp thu đầy đủ của thuốc.

Bạn cần sử dụng thuốc này thường xuyên để có được những lợi ích tốt nhất từ thuốc. Để tránh quên liều, hãy sử dụng thuốc tại cùng một thời điểm mỗi ngày. Đừng ngưng dùng thuốc này mà không thông báo với bác sĩ.

Triệu chứng của nồng độ hormone giáp thấp bao gồm mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, táo bón, khô da, tăng cân, nhịp tim chậm và nhạy cảm với lạnh. Những triệu chứng này giảm khi cơ thể bạn điều chỉnh với thuốc. Bạn có thể mất vài ngày trước khi bạn thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên nặng hơn sau 2-3 ngày điều trị.

Bạn bảo quản thuốc liothyronine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc liothyronine cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy giáp:

Liều khởi đầu: bạn dùng 25 mcg uống 1 lần/ngày và có thể tăng lên thêm 25 mcg sau mỗi 1-2 tuần, tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Liều duy trì là 25-75 mcg mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phù niêm:

Liều khởi đầu: bạn dùng 5 mcg uống 1 lần/ngày và có thể tăng thêm 5-10 mcg sau mỗi 1-2 tuần, tùy thuộc vào đáp lâm sàng của bệnh nhân và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Liều duy trì là 50-100 mcg mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn hôn mê do phù niêm:

Bạn dùng 25-50 mcg tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng thông thường cho người lớn xét nghiệm suy giảm chức năng tuyến giáp:

Bạn dùng 75-100 mcg uống 1 lần/ngày trong 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh giảm tiết hormon giáp (TSH):

Liều khởi đầu: bạn dùng 5 mcg uống 1 lần/ngày và có thể tăng thêm 5-10 mcg sau mỗi 1-2 tuần tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Liều dùng thuốc liothyronine cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh suy giáp hoặc suy giáp bẩm sinh:

Liều khởi đầu: dùng 5 mcg cho trẻ uống 1 lần/ngày và có thể tăng lên 5 mcg mỗi 3 ngày đến một liều tối đa 20 mg/ngày cho trẻ sơ sinh và 50 mcg/ngày cho trẻ em 1-3 tuổi.

Liều duy trì thông thường:

  • Trẻ sơ sinh: dùng 20 mcg cho trẻ uống 1 lần/ngày;
  • Trẻ em 1-3 tuổi: 50 mcg cho trẻ uống 1 lần/ngày;
  • Trẻ em trên 3 tuổi: có thể cho trẻ dùng liều đầy đủ của người lớn.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh bướu giáp (không độc):

Liều khởi đầu: dùng 5 mcg cho trẻ uống 1 lần/ngày. Sau đó, bạn tăng 5 mcg/ngày sau mỗi 1-2 tuần.

Liều duy trì là 15-20 mcg cho trẻ uống 1 lần/ngày.

Thuốc liothyronine có những dạng và hàm lượng nào?

Liothyronine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, uống: 5 mcg, 25 mcg, 50 mcg;
  • Thuốc tiêm: 10 mcg/ml.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc liothyronine?

Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn. Trong trường hợp hiếm hoi, rụng tóc tạm thời có thể xảy ra trong vài tháng đầu tiên khi bắt đầu dùng thuốc này (đặc biệt là ở trẻ em).

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm rụng tóc tạm thời (đặc biệt là ở trẻ em).

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc liothyronine bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng liothyronine, báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn:

  • Bạn dị ứng với liothyronine, hormon tuyến giáp hoặc bất kỳ loại thuốc khác.
  • Bạn đang sử dụng những thuốc kê toa và không kê toa, đặc biệt là: các thuốc kích thích; thuốc kháng axit; thuốc chống ung thư; thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®); thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc chống lo âu; thuốc viêm khớp; Aspirin; thuốc chẹn beta như metoprolol (Lopressor®, Toprol®), propranolol (Inderal®), hoặc timolol (Blocadren®, Timoptic®); nhựa làm giảm cholesterol như cholestyramine (Questran®) hoặc colestipol (Colestid®); thuốc trị đái tháo đường (insulin và viên nén); digoxin (Lanoxin®); estrogen; sắt; methadone; thuốc uống tránh thai; phenytoin (Dilantin®); sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate®); steroid; sucralfate (CARAFATE®); theophylline (Theo Dur®) và vitamin.
  • Bạn đang dùng cholestyramine (Questran®) hoặc colestipol (Colestid®), sử dụng tối thiểu trước 4 tiếng hoặc sau 1 tiếng sau khi dùng liothyronine.
  • Bạn bị hoặc từng bị bệnh đái tháo đường; bệnh thận; viêm gan; bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch), đau ngực (đau thắt ngực), loạn nhịp tim, đau tim; thượng thận hoặc tuyến yên kém hoạt động.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú.
  • Bạn sắp phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng liothyronine.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc A đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc liothyronine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là:

  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone;
  • Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®, Jantoven®);
  • Digoxin (digitalis, Lanoxin®);
  • Epinephrine (EpiPen®) hoặc norepinephrine (Levophed®);
  • Insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường đường uống;
  • Thuốc có chứa I-ốt (chẳng hạn như I-131);
  • Salicylate như aspirin, magiê salicylate (Nuprin Backache Caplet®), bismuth subsalicylate (Kaopectate®, Pepto-Bismol®), acetaminophen + magiê salicylate + pamabrom (Pamprin Cramp Formula®), ;
  • Thuốc steroid như prednisone.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc liothyronine không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng tới thuốc liothyronine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Suy thượng thận (không được điều trị);
  • Nhiễm độc giáp (không được điều trị; tuyến giáp hoạt động quá mức) – thuốc này không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc phải các bệnh trên;
  • Rối loạn đông máu;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Bệnh tim (hoặc tiền sử);
  • Yếu sinh lý (buồng trứng hoặc tinh hoàn hoạt động kém);
  • Vấn đề về thận (ví dụ như hội chứng thận hư);
  • Phù niêm (da hay mô rối loạn gây ra bởi suy giáp);
  • Vấn đề tuyến thượng thận khác;
  • Tuyến yên kém hoạt động – sử dụng một cách thận trọng vì có thể cần điều chỉnh liều.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Di - Ansel Extra®

(74)
Tên gốc: paracetamol, codein phosphate, caffeineTên biệt dược: Di – Ansel Extra®Phân nhóm: thuốc giảm đau có chất gây nghiệnTác dụngTác dụng của thuốc Di – Ansel ... [xem thêm]

Sữa Enfamil® A+1

(18)
Tên gốc: các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất,v.v.Tên biệt dược: Enfamil® A+1Phân nhóm: sản phẩm dinh dưỡng trẻ emTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc epinastine

(94)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc epinastine là gì?Thuốc epinastine là thuốc kháng histamine được sử dụng để ngăn chặn ngứa ở mắt gây ra bởi viêm kết mạc ... [xem thêm]

Olsalazine

(74)
Tác dụngTác dụng của Olsalazine là gì?Olsalazine được sử dụng để điều trị một bệnh đường ruột là viêm loét đại tràng. Olsalazine không chữa trị viêm ... [xem thêm]

Ivermectin

(54)
Tên gốc: ivermectinPhân nhóm: thuốc trừ giun sánTên biệt dược: Stromectol®Tác dụngTác dụng của thuốc ivermectin là gì?Ivermectin là thuốc được sử dụng để ... [xem thêm]

Blink® Tears

(38)
Tên gốc: calcium chloride, magnesium chloride, potassium chloride, sodium chloridePhân nhóm: nhóm thuốc bôi trơn nhãn cầuTên biệt dược: Blink® TearsTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Dacle®

(67)
Tên gốc: chloramphenicol, dexamethasone dinatriphosphat, tetrahydrozoline hydrochlorideTên biệt dược: Dacle®Phân nhóm: thuốc khử trùng mắt có corticoidTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Onandis

(38)
Tên gốc: thiamazole 5mgPhân nhóm: thuốc kháng giápTên biệt dược: OnandisTác dụng của thuốc OnandisTác dụng của thuốc Onandis là gì?Thuốc Onandis có thành phần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN