Thuốc fenoldopam

(3.6) - 36 đánh giá

Thuốc gốc: fenoldopam

Tên biệt dược: Corlopam®

Thuốc này thuộc nhóm thuốc trị tăng huyết áp trong trường hợp khẩn cấp.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc fenoldopam là gì?

Fenoldopam được chỉ định cho trường hợp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp nặng cần phải nhập viện, trong khoảng thời gian ngắn (lên đến 48 giờ) để làm giảm huyết áp khẩn cấp, nhanh, nhưng có tính thuận nghịch nhanh được chỉ định trên lâm sàng, bao gồm tăng huyết áp ác tính kèm theo tình trạng tổn thương chức năng của cơ quan đích. Bạn có thể bắt đầu chuyển sang điều trị bằng thuốc dạng uống bằng một loại thuốc khác vào bất kỳ thời điểm nào sau khi huyết áp đã ổn định trong suốt khoảng thời gian truyền fenoldopam.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc fenoldopam cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng huyết áp ác tính/nghiêm trọng, tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp:

Bạn bơm truyền tĩnh mạch liên tục 0,1-1,6 mcg/kg/phút trong khoảng thời gian dưới 48 giờ.

Bạn cần điều chỉnh liều 0,05-0,1 mcg/kg/phút sau mỗi 15 phút hoặc hơn 15 phút.

Bạn chỉ dùng thuốc này tại bệnh viện.

Liều dùng thuốc fenoldopam cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tăng huyết áp ác tính/nghiêm trọng, tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp:

Ban đầu, bạn bơm truyền tĩnh mạch liên tục 0,2 mcg/kg/phút cho trẻ trong khoảng thời gian dưới 4 giờ.

Bạn điều chỉnh lên đến 0,3-0,5 mcg/kg/phút sau mỗi 20-30 phút.

Bạn chỉ dùng thuốc này tại bệnh viện.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc fenoldopam như thế nào?

Bạn dùng thuốc bằng cách truyền tĩnh mạch bằng một ống bơm truyền có chia độ, cơ học để có thể xác chính xác tốc độ truyền thuốc. Bạn không dùng thuốc này tiêm tĩnh mạch nhanh (bolus).

Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh lý của bạn không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc fenoldopam?

Các tác dụng phụ thông thường bao gồm đau đầu, đỏ da, buồn nôn và huyết áp thấp (hạ huyết áp).

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc fenoldopam bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng fenoldopam, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với fenoldopam hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Nhng điu bn cn lưu ý khi dùng thuc trong trường hp đặc bit (mang thai, cho con bú, phu thut,)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc fenoldopam có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc fenoldopam bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE);
  • Thuốc chẹn α-adrenergic;
  • Thuốc chẹn β-adrenergic;
  • Thuốc chẹn kênh canxi;
  • Glycosid tim;
  • Thuốc lợi tiểu (thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu thiazide);
  • Nitroglycerin (dùng dưới lưỡi).

Thuốc fenoldopam có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc fenoldopam?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản fenoldopam như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc fenoldopam có những dạng và hàm lượng nào?

Fenoldopam có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc tiêm: 10 mg/ml.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Coramine Glucose®

(70)
Tên gốc: nikethamidTên biệt dược: Coramine Glucose®Phân nhóm: các loại thuốc tim mạch khácTác dụngTác dụng của thuốc Coramine Glucose® là gì?Coramine Glucose® ... [xem thêm]

Mucinex®-D

(70)
Tên gốc: guaifenesinPhân nhóm: nhóm thuốc ho & cảmTên biệt dược: Mucinex®-DTác dụngTác dụng của thuốc Mucinex®-D là gì?Thuốc Mucinex®-D thường được sử dụng ... [xem thêm]

Atosiban

(65)
Tác dụngTác dụng của atosiban là gì?Atosiban là một chất ức chế các hormone oxytocin và vasopressin. Thuốc này được sử dụng trong các trường hợp sinh non trong ... [xem thêm]

Almitrine

(66)
Tác dụngTác dụng của almitrine là gì?Almitrine có tác dụng cho các trường hợp như đồng thích nghi trong môi trường thiếu oxy cấp (Acute exacerbation of hypoxic ... [xem thêm]

Sulfamethizole

(32)
Tên gốc: sulfamethizoleTên biệt dược: Thiosulfil® FortePhân nhóm: thuốc kháng sinh sulphonamideTác dụngTác dụng của thuốc sulfamethizole là gì?Thuốc sulfamethizole ... [xem thêm]

Thuốc Simethicon STADA®

(75)
Tên gốc: simethiconTên biệt dược: Simethicon STADA®Phân nhóm: thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêmTác dụngTác dụng của thuốc Simethicon STADA® ... [xem thêm]

Gatifloxacin

(67)
Tác dụngTác dụng của gatifloxacin là gì?Gatifloxacin là thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones. Thuốc có tác dụng chống lại vi khuẩn trong cơ thể.Gatifloxacin được ... [xem thêm]

Thuốc Stugeron®

(796)
... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN