Xét nghiệm GGT

(3.56) - 71 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm GGT (Gamma–glutamyl transpeptidase)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung về xét nghiệm GGT

Xét nghiệm GGT là gì?

Xét nghiệm GGT là một xét nghiệm giúp đo nồng độ enzyme gamma–glutamyl transpeptidase (GGT) có trong máu. Enzyme là các phân tử cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể và GGT hoạt động như một phân tử vận chuyển, giúp di chuyển các phân tử khác. GGT còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp gan chuyển hóa thuốc và các chất độc khác.

GGT tập trung ở gan nhưng cũng tồn tại trong túi mật, lá lách, tuyến tụy và thận. Nồng độ GGT trong máu thường cao khi gan bị tổn thương. Xét nghiệm này hay được tiến hành phối hợp với các xét nghiệm khác để đo men gan nếu bạn có khả năng tổn thương gan.

Mục đích của xét nghiệm GGT là gì?

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm GGT khi họ nghi ngờ gan bạn đã bị tổng thương hay bạn có các bệnh về gan, đặc biệt khi bạn có sử dụng rượu, bia. Hiện nay, đánh giá chỉ số GGT là cách nhạy nhất để xác định các tổn thương hay bệnh ở gan. Các tổn thương đó thường được gây ra do sử dụng rượu, bia hoặc các chất độc hại khác như ma túy.

Một số triệu chứng khi bạn có vấn đề về gan bao gồm:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Thiếu năng lượng
  • Đau bụng
  • Vàng da
  • Nước tiểu sẫm màu bất thường
  • Phân có màu sáng
  • Ngứa da

Nếu bạn đang cố gắng kiêng rượu và tham gia quá trình cai nghiện rượu, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm GGT để kiểm tra xem bạn có tuân theo chương trình điều trị hay không. Xét nghiệm cũng theo dõi nồng độ GGT cho những người đã được điều trị viêm gan do rượu.

Quá trình xét nghiệm GGT

Trước khi tiến hành xét nghiệm GGT

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trước khi bạn kiểm tra nồng độ GGT. Bạn có thể cần nhịn ăn khoảng 8 tiếng và ngưng sử dụng một vài loại thuốc trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Nếu bạn uống một lượng nhỏ rượu hay đồ uống có cồn trong vòng 24 giờ khi xét nghiệm, kết quả có khả năng bị ảnh hưởng.

Trong khi thực hiện xét nghiệm GGT

Xét nghiệm máu thường xuyên giúp đo được mức GGT của cơ thể. Thông thường, máu được rút ra từ cánh tay, ở khu vực nếp gấp khuỷu tay. Nhân viên y tế sẽ cột một dải thun quanh cánh tay để làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn. Sau đó, y tá lấy máu qua một kim tiêm và rút máu vào lọ để phân tích. Bạn có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu khi kim được đưa vào nhưng cảm giác này sẽ hết sau khi máu được lấy.

Sau khi xét nghiệm GGT

Sau khi được lấy máu, bạn có thể cảm thấy hơi đau và có vài vết bầm nhỏ tại vị trí đưa kim tiêm vào. Hầu như rất hiếm có rủi ro sau khi thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm GGT.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Kết quả xét nghiệm GGT

Kết quả xét nghiệm GGT có ý nghĩa như thế nào?

Nồng độ GGT bình thường nằm trong khoảng 9–48U/l và khoảng giới hạn này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở y tế, đối tượng thực hiện xét nghiệm (phụ nữ, đàn ông, trẻ em, người cao tuổi). Dựa vào kết quả xét nghiệm GGT, bác sĩ sẽ phân tích và giải thích cho bạn những nguy cơ bạn có thể mắc phải nếu chỉ số GGT bất thường.

Xét nghiệm GGT có thể giúp chẩn đoán tổn thương gan nhưng lại không xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu mức GGT tăng cao, bạn có thể phải trải qua nhiều kiểm tra hơn. Thông thường, nồng độ GGT càng cao thì mức độ tổn thương gan càng nhiều.

Một số tình trạng có thể làm tăng nồng độ GGT trong máu bao gồm:

  • Lạm dụng rượu
  • Viêm gan do virus mạn tính
  • Thiếu lưu lượng máu đến gan
  • Có khối u ở gan
  • Xơ gan, hay sẹo gan
  • Lạm dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích
  • Suy tim
  • Bệnh đái tháo đường
  • Viêm tụy
  • Bệnh gan nhiễm mỡ

GGT thường được so sánh đồng thời với một enzyme khác tên là phosphatase kiềm (ALP). Nếu GGT và ALP đều tăng, bác sĩ sẽ nghi ngờ rằng bạn có vấn đề với gan hoặc ống mật. Nếu GGT là bình thường và ALP tăng, nguyên nhân có thể là do bệnh về xương. Bác sĩ cũng sử dụng xét nghiệm GGT theo cách này để loại trừ một số vấn đề nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm GGT, hãy hỏi bác sĩ để được giải thích chi tiết và tư vấn các phương pháp theo dõi sức khỏe thích hợp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nang tụy

(25)
Tìm hiểu chungNang tụy là bệnh gì?Nang tụy là túi dịch ở trên hoặc trong tuyến tụy, cơ quan lớn nằm phía sau dạ dày có nhiệm vụ sản xuất một số hormone ... [xem thêm]

Viêm thanh quản hầu

(97)
Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến mà hầu như lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa cảm cúm hoặc cảm ... [xem thêm]

Sốt co giật (co giật do sốt cao)

(49)
Tìm hiểu chungSốt co giật (co giật do sốt cao) là gì?Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc ... [xem thêm]

Rách sụn chêm

(33)
Sụn chêm tại khớp gối là hai mảng sụn nằm giữa xương cẳng chân phía trên và xương chày phía dưới. Sụn chêm có vai trò hấp thụ bớt lực và hỗ trợ ... [xem thêm]

Đau mắt đỏ

(62)
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều ... [xem thêm]

Ngón tay cò súng (ngón tay bật)

(36)
Tìm hiểu chungNgón tay cò súng là bệnh gì?Ngón tay cò súng hay còn gọi là hội chứng ngón tay bật. Đây là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí ... [xem thêm]

Túi thừa

(21)
Tìm hiểu chungViêm túi thừa là bệnh gì?Ruột già (đại tràng) là phần cuối cùng của đường tiêu hóa, chúng thực hiện nhiệm vụ hấp thụ nước và vitamin ... [xem thêm]

Mất trí nhớ

(89)
Tìm hiểu chungMất trí nhớ là bệnh gì ?Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là một tình trạng gây ra sự mất đi trí nhớ bao gồm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN