Carboprost

(4.23) - 78 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của carboprost là gì?

Carboprost là một dạng của prostaglandin (một chất giống hormone được sinh ra tự nhiên trong cơ thể). Prostaglandin giúp kiểm soát các chức năng trong cơ thể như huyết áp và sự co thắt của cơ bắp.

Carboprost được sử dụng để điều trị chứng chảy máu nghiêm trọng sau khi sinh (hậu sản).

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Carboprost cũng được sử dụng để kích thích sẩy thai bằng cách tạo các cơn co thắt tử cung. Thuốc thường được dùng vào giữa tuần thứ 13 và 20 của thai kỳ, nhưng có thể được dùng vào các thời điểm khác. Carboprost thường được sử dụng khi phương pháp phá thai khác không hoàn toàn làm sạch tử cung, hoặc khi xuất hiện biến chứng trong thai kỳ khiến thai nhi tử vong do được sinh ra quá sớm.

Carboprost cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác.

Bạn nên dùng carboprost như thế nào?

Carboprost được tiêm vào bắp thịt. Bạn sẽ được tiêm thuốc này tại phòng mạch hoặc bệnh viện.

Bạn có thể được cho dùng thêm thuốc để ngăn ngừa buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy khi tiêm carboprost.

Để chắc chắn thuốc có hiệu quả, cổ tử cung của bạn (phần ngoài tử cung) cần phải được kiểm tra sau khi làm thủ thuật. Không bỏ lỡ bất kỳ buổi tái khám nào

Trong một số trường hợp, carboprost có thể không gây sẩy thai hoàn toàn và bạn cần phải lặp lại quá trình tiêm thuốc.

Bạn nên bảo quản carboprost như thế nào?

Bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ là người bảo quản thuốc này. Bảo quản trong tủ lạnh. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

Liều dùng carboprost cho người lớn là gì?

Liều dùng để phá thai:

  • Liều khởi đầu: tiêm 250 mcg (1 mL) một lần bằng cách tiêm bắp sâu, dùng ống tiêm tuberculin.
  • Những liều tiếp theo với mức 250 mcg (1 ml) có thể được thực hiện cách khoảng 1,5-3,5 giờ tùy thuộc vào phản ứng của tử cung. Có thể tiêm liều kiểm tra tùy chọn với mức 100 mcg (0.4 ml) ban đầu.
  • Liều dùng có thể tăng lên mức 500 mcg (2 ml) nếu đánh giá việc co thắt tử cung không đủ sau khi dùng vài liều 250 mcg (1 ml).
  • Tổng liều tối đa: 12 mg.
  • Thời gian điều trị: Không nhiều hơn 2 ngày liên tiếp.

Liều thông thường cho người lớn bị chảy máu sau khi sinh:

  • Liều khởi đầu: 250 mcg (1 mL) tiêm bắp sâu một lần.
  • Liều bổ sung có thể được thực hiện trong khoảng thời gian 15-90 phút, nếu cần thiết.
  • Tổng liều tối đa: 2 mg (8 liều).

Liều dùng carboprost cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Carboprost có những dạng và hàm lượng nào?

Carboprost có những dạng và hàm lượng sau:

Thuốc tiêm, 250 mcg/mL.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng carboprost?

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:

  • Đau vùng chậu nặng, chuột rút, hoặc chảy máu âm đạo;
  • Sốt cao;
  • Cảm giác sảng hoặc khó thở;
  • Buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy nặng;
  • Tăng huyết áp (nhức đầu, mờ mắt, khó tập trung, đau ngực, tê liệt, động kinh).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Sốt nhẹ trở đi trở lại;
  • Ớn lạnh, tê hoặc cảm giác ngứa ran;
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy nhẹ;
  • Ho;
  • Nhức đầu;
  • Đau thắt ngực;
  • Đau bụng kinh;
  • Ù tai.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng carboprost bạn nên biết những gì?

Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với carboprost, hoặc có các bệnh khác. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị:

  • Bệnh viêm vùng chậu;
  • Rối loạn phổi hoặc vấn đề đường hô hấp;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan.

Trước khi dùng carboprost, cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, hoặc nếu bạn bị:

  • Huyết áp cao hoặc thấp;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Động kinh hoặc rối loạn co giật khác;
  • Có bất kỳ vết sẹo nào trong tử cung;
  • Tiền sử mắc bệnh hen suyễn;
  • Tiền sử bệnh tim, thận, hoặc bệnh gan.

Nếu bạn có bất kỳ các bệnh trên, bạn có thể không thể dùng carboprost, hoặc cần phải điều chỉnh liều lượng hoặc thực hiện xét nghiệm đặc biệt trong quá trình điều trị.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Carboprost có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Trước khi dùng carboprost, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã được điều trị với các thuốc khác có thể gây co thắt tử cung, chẳng hạn như:

  • Dinoprostone (Prostin E2);
  • Mifepristone (Mifeprex (RU-486)
  • Misoprostol (Cytotec);
  • Oxytocin (Pitocin).

Carboprost có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc khác và không nên sử dụng chúng chung với nhau.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới carboprost không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến carboprost?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh tuyến thượng thận – Carboprost kích thích cơ thể sản xuất steroid.
  • Thiếu máu- ở một số bệnh nhân, phá thai bằng carboprost có thể dẫn đến mất máu , có thể phải cần truyền máu.
  • Hen suyễn.
  • Bệnh phổi – Carboprost có thể gây hẹp các mạch máu trong phổi hoặc thu hẹp ống phổi.
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2 (tiền sử).
  • Bệnh động kinh (tiền sử) – Hiếm khi xảy ra co giật khi sử dụng carboprost.
  • U xơ tử cung.
  • Phẫu thuật tử cung (tiền sử) – Có thề tăng nguy cơ vỡ tử cung.
  • Glaucoma – Đôi khi áp lực bên trong mắt tăng lên trong quá trình sử dụng carboprost.
  • Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu.
  • Huyết áp cao.
  • Huyết áp thấp – Carboprost thể làm thay đổi chức năng tim hoặc thay đổi huyết áp.
  • Vàng da.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh gan – Cơ thể có thể không thải được carboprost ra khỏi máu ở mức bình thường, có thể khiến thuốc tác dụng lâu hơn hay gây độc.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Thuốc này chỉ dùng khi cần thiết.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

NattoEnzym

(31)
Tên hoạt chất: NattokinasePhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợTên biệt dược: NattoEnzymTác dụng của NattoEnzymTác dụng của NattoEnzym là ... [xem thêm]

Zegerid OTC®

(49)
Tên gốc: Omeprazole/Sodium bicarbonatePhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: Zegerid OTC®Tác dụngTác dụng của thuốc Zegerid OTC® ... [xem thêm]

No-spa®

(707)
... [xem thêm]

Thuốc Giloba

(27)
Tên hoạt chất:Mỗi viên nang mềm chứa:Ginkgo Biloba Phytosome: 115mgTương đương với chiết xuất Ginkgo Biloba 40mg. (* theo tiêu chuẩn kỹ thuật của INDENA, Italy)Tá ... [xem thêm]

Thuốc trospium

(64)
Tên gốc: trospiumTên biệt dược: Sanctura®, Sanctura® XR, Regurin®Phân nhóm: các thuốc tiết niệu–sinh dục khácTác dụngTác dụng của thuốc trospium là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Rovacor®

(21)
Tên gốc: lovastatinPhân nhóm: thuốc trị rối loạn lipid máuTên biệt dược: Rovacor®Tác dụngTác dụng của thuốc Rovacor® là gì?Rovacor® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Thuốc Tolocom®

(78)
Tên gốc: natri chondroitin sulfat, cholin bitartrat, vitamin A, vitamin B2, vitamin B1Tên biệt dược: Tolocom®Phân nhóm: các thuốc nhãn khoa khácTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Nat - C 1000®

(55)
Tên gốc: vitamin C phối hợp với dẫn chất flavonoidTên biệt dược: Nat – C 1000®Phân nhóm: vitamin CTác dụngTác dụng của thuốc Nat – C 1000® là gì?Thuốc Nat – ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN