Chứng ngủ rũ

(4.36) - 97 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chứng ngủ rũ là gì?

Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo, là một nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Những người bị chứng ngủ rũ thường bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày và các cơn ngủ không kiểm soát được. Các cơn ngủ này có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động và thời điểm nào trong ngày.

Có 2 loại chứng ngủ rũ, đó là:

  • Loại 1 là chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời.
  • Loại 2 là chứng ngủ rũ không có sự tê liệt nhất thời.

Mức độ phổ biến của chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ không phổ biến, ước tính nó chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 2.000 người. Các triệu chứng của chứng ngủ rũ thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10-25.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ rũ

Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngủ rũ bao gồm buồn ngủ nhiều vào ban ngày, mất kiểm soát cơ bắp, bóng đè, ảo giác.

Nếu bạn bị chứng ngủ rũ, có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ trong ngày ngay cả khi bạn đã có một giấc ngủ ngon. Bạn có thể bị thiếu năng lượng, tâm trạng chán nản, khó tập trung hoặc kiệt sức.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mọi người hoạt động khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra chứng ngủ rũ?

Chứng ngủ rũ thường được gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Trong hầu hết các trường hợp, những người bị chứng ngủ rũ có mức hypocretin thấp, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo.

Hầu hết những người bị chứng ngủ rũ không có tiền sử gia đình mắc rối loạn này, mặc dù người thân của những người bị chứng ngủ rũ có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao hơn về mặt thống kê.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, chứng ngủ rũ có thể do khiếm khuyết di truyền gây ra, ngăn cản sự sản xuất hypocretin bình thường.

Với chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời (chứng ngủ rũ loại 1), các nhà nghiên cứu cho rằng việc mất các tế bào não sản xuất hypocretin do một rối loạn tự miễn dịch. Khi bạn bị rối loạn tự miễn dịch, hệ miễn dịch của cơ thể bạn tấn công nhầm các tế bào hoặc mô khỏe mạnh.

Một số trường hợp hiếm hoi của chứng ngủ rũ là kết quả của sự chấn thương đến các bộ phận của não điều chỉnh giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), các khối u não hoặc các quá trình bệnh khác xảy ra trong cùng khu vực.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác có thể gây ngủ rũ bao gồm nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố (như tuổi dậy thì hoặc mãn kinh), thay đổi lịch trình ngủ.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng ngủ rũ?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng ngủ rũ bao gồm một chấn thương não nào đó, bệnh lý thần kinh hoặc di truyền.

Bạn vẫn có thể mắc bệnh này cho dù có các yếu tố nguy cơ hay không. Những yếu tố này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng ngủ rũ?

Nếu không được chẩn đoán, chứng ngủ rũ có thể ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, ảnh hưởng xấu đến công việc và các hoạt động xã hội.

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ chứng ngủ rũ dựa trên cơn buồn ngủ hoặc sự mất kiểm soát cơ bắp ban ngày của bạn.

Bác sĩ có thể sử dụng thang đo giấc ngủ Epworth, bao gồm việc dùng một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ buồn ngủ của bạn. Bên cạnh đó, một thiết bị giống như đồng hồ đeo tay dùng để đo thời gian hoạt động và nghỉ ngơi của bạn cũng được bác sĩ khuyên dùng để chẩn đoán chứng ngủ rũ.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng ngủ rũ?

Chứng ngủ rũ không có cách chữa trị, đây là một tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ thể vào ban ngày. Chất kích thích, điều chỉnh lối sống và tránh các hoạt động nguy hiểm đều quan trọng trong việc điều trị chứng rối loạn này.

Có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng ngủ rũ. Ví dụ như các chất kích thích (như armodafinil, modifinil và methylphenidate) có thể được sử dụng để cải thiện sự tỉnh táo.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm tê liệt giấc ngủ và ảo giác. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như táo bón, khô miệng và bí tiểu.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs), chẳng hạn như venlafaxine (Effexor), có thể giúp điều hòa giấc ngủ và tâm trạng. Chúng có thể hữu ích trong điều trị không kiểm soát cơ bắp, ảo giác và tê liệt giấc ngủ.

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), chẳng hạn như fluoxetine (Prozac), cũng có thể giúp điều chỉnh giấc ngủ và cải thiện tâm trạng của bạn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý chứng ngủ rũ?

Các bác sĩ thường khuyên những người mắc chứng ngủ rũ nên thay đổi lối sống như:

  • Bỏ hút thuốc và tránh uống rượu, đặc biệt là vào ban đêm vì có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bạn.
  • Luyện tập thể dục đều đặn, điều này sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vì thừa cân cũng có thể liên quan đến chứng ngủ rũ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng hô hấp

(57)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng hô hấp là bệnh gì?Bệnh nhiễm trùng hô hấp dùng để chỉ bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào liên quan đến đường hô hấp. Nhiễm ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sinh

(64)
Tìm hiểu chung bệnh trầm cảm sau sinh là gìBệnh trầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt ... [xem thêm]

Dị ứng đậu nành

(72)
Tìm hiểu chungDị ứng đậu nành là gì?Dị ứng với đậu nành/sản phẩm từ đậu nành là một dị ứng thực phẩm phổ biến. Thông thường, dị ứng đậu ... [xem thêm]

Viêm mạch

(44)
Tìm hiểu chungViêm mạch là bệnh gì?Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Bệnh này làm cho các thành mạch máu thay đổi bất thường, bao gồm dày lên, ... [xem thêm]

Hội chứng Kartagener

(66)
Tìm hiểu chungHội chứng Kartagener là gì?Hội chứng Kartagener là một bệnh di truyền hiếm gặp gây ra do một đột biến có thể xảy ra trên nhiều gen khác nhau. ... [xem thêm]

Co thắt nửa mặt

(59)
Tìm hiểu chungChứng co thắt nửa mặt là gì?Chứng co thắt nửa mặt là một rối loạn hệ thần kinh, trong đó các cơ bắp ở một bên mặt bị co giật tự ý. ... [xem thêm]

Krabbe

(88)
Tìm hiểu chungKrabbe là bệnh gì?Bệnh Krabbe là một rối loạn di truyền gây phá hủy lớp bảo vệ (myelin), bao phủ các tế bào thần kinh trong não và toàn bộ hệ ... [xem thêm]

Màng tăng sinh trước võng mạc

(12)
Tìm hiểu chungMàng tăng sinh trước võng mạc là gì?Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN