Thiotepa

(4.21) - 99 đánh giá

Tên gốc: thiotepa

Tên biệt dược: Thioplex®, Tepadina®

Phân nhóm: hoá trị gây độc tế bào

Tác dụng

Tác dụng của thuốc thiotepa là gì?

Thiotepa được sử dụng để điều trị ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang.

Thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Thiotepa thường đưa vào bàng quang để điều trị ung thư bàng quang.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc thiotepa cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng:

Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch nhanh 0,3-0,4mg/kg một lần.

Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh ung thư màng thanh hốc:

Bạn sẽ được tiêm vào khoang 0,6 – 0,8 mg/kg một lần.

Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh ung thư bàng quang:

Bạn sẽ được truyền vào bàng quang 30-60mg một lần để điều trị khối u bàng quang bên ngoài.

Liều thông thường dành cho người lớn mắc bệnh u lympho:

Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch 500-1000mg một lần.

Liều dùng thuốc thiotepa cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ mắc bệnh sacorma:

Trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch 25-65mg/m2 mỗi 3-4 tuần.

Liều dùng thuốc cho trẻ cấy ghép tủy xương:

Trẻ sẽ được tiêm truyền tĩnh mạch 3 liều, mỗi liều 300mg/m2, truyền trong hơn 3 giờ, lặp lại mỗi 24 giờ. Liều dung nạp tối đa là 1125mg/m2 trong vòng 3 ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc thiotepa như thế nào?

Thuốc được sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế.

Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để tìm ra liều phù hợp với bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc thiopeta?

Thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban, thở khò khè, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
  • Da nhợt nhạt, khó thở, nhịp tim nhanh, giảm tập trung;
  • Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), chỗ được tiêm tím hoặc đỏ;
  • Phân có máu, màu đen hoặc có màu hắc ín;
  • Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê;
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt;
  • Tiểu khó hoặc đau;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa nghiêm trọng;
  • Đau, nóng rát, ngứa ngáy.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Nhức đầu, chóng mặt, cảm thấy yếu ớt hoặc mệt mỏi;
  • Nhìn mờ;
  • Buồn nôn nhẹ, đau dạ dày nhẹ, thỉnh thoảng nôn ói;
  • Đỏ mắt, mí mắt sưng húp;
  • Rụng tóc tạm thời;
  • Phát ban nhẹ hoặc ngứa;
  • Đau nhẹ nơi được tiêm;
  • Màu da thay đổi;
  • Chậm kinh nguyệt.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc thiotepa bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc thiotepa;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý nào khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc thiotepa trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc thiotepa có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc thiotepa có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc thiotepa bao gồm:

  • Vắc xin sống Rotavirus;
  • Vắc xin sống Adenovirus loại 4;
  • Vắc xin sống Adenovirus loại 7;
  • Vắc xin sống Bacillus Calmette và Guerin;
  • Bupropion;
  • Fosphenytoin;
  • Vắc xin sống virus Influenza;
  • Vắc xin sống virus Measles;
  • Vắc xin sống virus Mumps;
  • Phenytoin;
  • Vắc xin sống virus Rubella;
  • Vắc xin đậu mùa;
  • Vắc xin Typhoid;
  • Vắc xin virus Varicella;
  • Vắc xin sốt vàng da;
  • Cyclophosphamide;
  • Efavirenz;
  • Ifosfamide;
  • Methadone;
  • Sertraline;
  • Sorafenib.

Thuốc thiotepa có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc thiotepa?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh thủy đậu;
  • Bệnh herpes;
  • Gout;
  • Sỏi thận;
  • Nhiễm trùng;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc thiotepa như thế nào?

Thuốc được bảo quản bởi các chuyên viên y tế.

Dạng bào chế

Thuốc thiotepa có những hàm lượng nào?

Thiotepa có dạng thuốc tiêm với hàm lượng 15mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dyskinebyl®

(12)
Tên gốc: dihydroxydibutyletherPhân nhóm: thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi & kháng viêmTên biệt dược: Dyskinebyl®Tác dụngTác dụng của thuốc Dyskinebyl ® ... [xem thêm]

Amiodarone

(17)
Tác dụngTác dụng của amiodarone là gì?Amiodarone được sử dụng để điều trị một số loại bệnh loạn nhịp tim ở mức độ nặng (có thể gây tử vong) (như ... [xem thêm]

Thuốc dolasetron

(84)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc dolasetron là gì?Bạn có thể dùng thuốc này riêng lẻ hoặc dùng chung với các loại thuốc khác để ngăn ngừa buồn nôn và nôn ... [xem thêm]

Amprenavir

(57)
Tác dụngTác dụng của amprenavir là gì?Amprenavir là thuốc kháng virus thuộc nhóm các chất ức chế HIV protease. Amprenavir ngăn chặn việc các tế bào virus suy giảm ... [xem thêm]

Utizine

(273)
... [xem thêm]

Thuốc flumazenil

(66)
Tên gốc: flumazenilTên biệt dược: Romazicon®Phân nhóm: thuốc giải độc & khử độcTác dụngTác dụng của thuốc flumazenil là gì?Bạn dùng thuốc flumazenil để ... [xem thêm]

Lactacare®

(65)
Tên gốc: lactobacillus spp.Tên biệt dược: Lactacare®Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ & thực phẩm chức năngTác dụngTác dụng của thuốc Lactacare® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Cefotiam Là Gì?

(63)
Tác dụngTác dụng của cefotiam là gì?Cefotiam được sử dụng để dự phòng các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật, các bệnh nhiễm trùng dễ mắc phải. Cefotiam là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN