Thimerosal và những điều bạn cần biết

(4.29) - 77 đánh giá

Thimerosal là chất bảo quản thường thấy ở danh sách thành phần của vắc xin. Dù hợp chất thủy ngân này đã được chứng minh là vô hại đối với người dùng, các nhà khoa học vẫn loại bỏ nó ra khỏi quy trình sản xuất vắc xin. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

Thimerosal – hợp chất có chứa thủy ngân – được biết đến là chất bảo quản thông dụng nhất thường thấy trong thuốc hay vắc xin đa liều. Có hai loại hợp chất thủy ngân gồm methyl thủy ngân – dễ dàng tìm thấy ở một số loài cá và ethyl thủy ngân – thuộc thành phần cấu tạo của thimerosal. Nếu nồng độ của methyl thủy ngân hấp thụ trong cơ thể người đạt đến một ngưỡng nhất định thì sẽ có khả năng gây ngộ độc đến hệ thần kinh, tim mạch, sinh sản, miễn dịch, thậm chí còn là tiền đề cho nhiều loại ung thư hay tệ hơn là dẫn đến tử vong. Trong khi đó, ethyl thủy ngân do được cơ thể con người đào thải nhanh hơn nên khả năng gây hại của nó sẽ giảm đi rất nhiều so với methyl thủy ngân.

Tại sao nhà sản xuất lại dùng thimerosal làm chất bảo quản cho vắc xin?

Các nhà sản xuất đưa thimerosal vào quy trình điều chế vắc xin với vai trò chất bảo quản bởi vì:

  • Ở loại vắc xin đa liều: thimerosal ngăn ngừa sự nhiễm trùng bởi các mầm bệnh như vi khuẩn hay nấm. Đầu kim tiêm khi đâm vào lọ vắc xin đa liều hoàn toàn có thể vô tình đem cả vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào đó. Vắc xin bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn tới phản ứng cục bộ, nặng hơn là các căn bệnh nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong.
  • Trong quá trình điều chế vắc xin dành cho trẻ nhỏ: thimerosal bảo đảm độ tinh sạch của quá trình sản xuất. Sau đó nó sẽ được loại bỏ gần như hoàn toàn.

Liệu thimerosal có an toàn hay không?

Các chuyên gia đã chứng minh rằng thimerosal rất an toàn với vai trò là chất bảo quản trong vắc xin. Các kết quả từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau cho thấy với liều lượng rất nhỏ có trong vắc xin, thimerosal hoàn toàn không gây hại cho con người.

Thimerosal không tích tụ trong cơ thể con người

Thimerosal sẽ được đào thải dễ dàng ra khỏi cơ thể chúng ta trong thời gian ngắn. Do đó, nó sẽ không có điều kiện để tích tụ đến ngưỡng có thể gây hại cho con người.

Thimerosal có trong vắc xin hoàn toàn không liên quan đến chứng bệnh tự kỷ

Nhiều cuộc nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thimerosal trong vắc xin dành cho trẻ nhỏ không gây ra hoặc góp phần vào sự phát bệnh của chứng tự kỷ. Hay nói cách khác, mối liên hệ giữa thimerosal trong vắc xin và chứng bệnh này không tồn tại. Trên thực tế, sau khi thimerosal không còn sử dụng trong vắc xin dành cho trẻ nữa, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ vẫn tiếp tục tăng – điều này đi ngược lại với giả thiết ban đầu.

Thimerosal tất nhiên cũng sẽ có phản ứng phụ nhưng không đáng kể

Tác dụng phụ phổ biến của thimerosal trong vắc xin thường là vùng tiêm bị sưng đỏ. Một số người cũng có thể bị dị ứng với thimerosal, nhưng trường hợp này khá hiếm ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Tại sao thimerosal lại bị loại ra khỏi thành phần vắc xin dành cho trẻ nhỏ?

Mặc dù chưa từng có bằng chứng nào cho thấy thimerosal trong vắc xin gây hại hoặc là nguyên nhân gây chứng tự kỷ, nhưng để phòng ngừa, các nhà khoa học vẫn loại bỏ hợp chất này ra khỏi hầu hết các vắc xin dành cho trẻ nhỏ vào năm 1999 bởi những lo ngại về việc trẻ có khả năng bị nhiễm độc thủy ngân ngay từ khi còn bé. Quyết định này là hợp lý vì vắc xin cho trẻ nhỏ có thể được cải biến lại mà không cần sử dụng thimerosal nhưng vẫn giữ được mức độ an toàn, hiệu quả và tính tinh khiết của chúng như cũ. Ngày nay, hầu như không còn vắc xin cho trẻ chứa thimerosal nữa, ngoại trừ một số công thức của vắc xin cúm đa liều.

Nếu không có thimerosal, ngày nay các vắc xin dành cho trẻ nhỏ được bảo quản như thế nào?

Các vắc xin cho trẻ nhỏ từng được bảo quản bằng thimerosal hiện nay đã được sản xuất thành các lọ đơn liều. Điều này có nghĩa là chất bảo quản sẽ không cần thiết, vì chỉ có vắc xin đa liều mới dễ bị nhiễm khuẩn do đầu kim sử dụng để rút vắc xin có khả năng mang vi sinh vật từ bên ngoài vào lọ thuốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối phó với khủng bố sinh học

(73)
Khủng bố sinh học là gì? Khủng bố sinh học là sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Khủng bố sinh học được ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

(79)
Sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp là những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn mà bạn rất dễ nhận biết. Người mắc căn bệnh này thể nặng ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và dị ứng

(10)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

(60)
Bệnh tim to ở trẻ sơ sinh ngăn cản quá trình cơ tim bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có thể gây ra những tình trạng sức khỏe khác.Một trái ... [xem thêm]

Ngứa núm vú: Dấu hiệu bạn không nên xem thường

(100)
Bạn có thể thấy ngứa núm vú hay ngứa tuyến vú trong thai kỳ, ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú hay khi bị dị ứng da. Thế nhưng, đôi khi cơn ngứa khó chịu ... [xem thêm]

Giảm đau vai cổ trong tầm tay với 2 dạng bài tập đơn giản sau

(89)
Rất nhiều người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng, đang phải đổi mặt với chứng đau vai cổ. Năng luyện tập 2 dạng bài sau sẽ giúp bạn giảm đau vai cổ ... [xem thêm]

Bệnh zona ở trẻ em có đáng sợ không?

(28)
Bạn thấy con có các mụn nước mọc thành chùm trên người? Đây có thể là dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị bệnh hen suyễn

(81)
Tìm hiểu chungHen phế quản là bệnh gì?Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN