Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và dị ứng

(3.75) - 10 đánh giá

Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị bệnh hen suyễn chưa?

Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn thì đây chính là điều kiện thuận lợi để các chất gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… tấn công đường hô hấp của bạn. Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với những chất này là bước đầu tiên để bạn ngăn ngừa các cơn hen bộc phát. Tuy nhiên, việc phòng tránh các chất gây dị ứng không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chính vì vậy, việc dùng thuốc trị hen suyễn là điều vô cùng thiết yếu. Hãy cùng bài viết sau tham khảo một số loại thuốc trị hen suyễn phổ biến nhé.

1. Thuốc corticosteroid dạng hít

Thuốc corticosteroid dạng hít là một trong những loại thuốc phổ biến nhất dùng để điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn dị ứng. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tình trạng sưng viêm ở phổi. Thuốc có tác dụng chậm và thường mất vài giờ mới phát huy tác dụng.

2. Thuốc kháng Leukotriene

Thuốc kháng Leukotriene giúp điều trị bệnh hen suyễn bằng cách ức chế những hóa chất gây viêm tiết ra bởi hệ miễn dịch.

Ưu điểm của loại thuốc này là ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp dùng cho các trường hợp hen suyễn nhẹ.

3. Short-acting beta agonists (SABAs)

SABAs là nhóm thuốc trị hen suyễn có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh hen suyễn chỉ trong vòng vài phút. Những loại SABAs thường gặp là Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.

4. Long-acting bete agonists (LABAs)

Đây là loại thuốc làm giãn phế quản, có tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc này đơn lẻ mà nên dùng kết hợp với một số loại thuốc trị hen suyễn khác. Ngoài ra, bạn nên lưu ý ngưng dùng thuốc ngay sau khi đã kiểm soát được cơn hen suyễn. Các loại thuốc LABAs phổ biến bao gồm Advair và Symbicort.

5. Thuốc kháng histamine

Loại thuốc này giúp ức chế chất sinh học histamine trong cơ thể – một nhân tố then chốt gây ra các phản ứng dị ứng.

Khi dùng thuốc kháng histamine kết hợp với Singulair hoặc các loại thuốc corticosteroid dạng hít có thể giúp bạn hạn chế tình trạng viêm mũi và viêm phổi. Loại thuốc này tương đối rẻ, ở dạng thuốc không kê toa và ít có tác dụng phụ. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng ở các hiệu thuốc.

6. Thuốc Omalizumab (Xolair)

Xolair là một trong những loại thuốc trị hen suyễn dị ứng chuyên biệt. Thuốc có tác dụng gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE), làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các quá trình dị ứng.

Loại thuốc này có giá khá đắt nên thường được sử dụng cho các trường hợp hen suyễn nghiêm trọng.

7. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch thường được áp dụng trong việc điều trị các trường hợp hen suyễn dị ứng nhẹ. Trước khi áp dụng liệu pháp này, bạn nên nhận diện được các chất gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc có chứa một lượng nhỏ chất gây dị ứng cho bạn mỗi tuần một lần. Trong 4 đến 6 tháng tiếp theo, liều lượng tiêm sẽ là 3–4 tuần một lần. Để miễn dịch với các chất gây dị ứng hiệu quả, bạn có thể phải mất đến vài năm.

8. Thuốc corticosteroid dạng uống

Thuốc corticosteroid dạng uống là thuốc trị hen suyễn có tác dụng ngắn, giúp cắt giảm các cơn hen cấp tính một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể để lại tác dụng phụ nếu bạn sử dụng trong thời gian dài.

Nếu các triệu chứng của hen suyễn kéo dài và các loại thuốc thông thường không thể kiểm soát được chúng thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc corticosteroid dạng uống dùng trong 4 đến 5 ngày để giúp bạn hồi phục sức khỏe. Các loại thuốc corticosteroid dạng uống (như Prednisone) sẽ mất từ 4 đến 6 giờ để phát huy tác dụng.

9. Thuốc Theophylline

Theophylline (còn được gọi là Theo-24 hay Uniphyl) là một loại thuốc giúp giãn phế quản, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của hen suyễn như thở khò khè, tức ngực, đặc biệt là chứng ho về đêm.

Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều, bạn có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thần kinh. Do đó, bạn nên dùng thuốc với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, tình trạng nghiêm trọng của bệnh hen suyễn mà bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc điều trị phù hợp.

10. Magie sulfate

Đối với những trường hợp

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau núm vú, đi tìm nguyên nhân trước khi muốn điều trị hiệu quả

(55)
Đau núm vú lần đầu làm mẹ khiến bạn rất lo lắng và sợ hãi mỗi lần cho bú. Tìm ra nguyên nhân gây đau nhức sẽ giúp bạn có hướng giải quyết dễ ... [xem thêm]

Những cách phát hiện trùng sốt rét trong cơ thể

(93)
Khi bị muỗi đốt, ký sinh trùng sốt rét sẽ xâm nhập vào máu và phá hủy các tế bào hồng cầu mang oxy. Các triệu chứng ban đầu của sốt rét trông giống như ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp điều trị viêm amidan tại nhà dành cho trẻ

(57)
Bạn cũng nên biết các mẹo nhỏ giúp điều trị viêm amidan tại nhà bên cạnh việc cho bé uống thuốc để con yêu mau chóng khỏi bệnh.Thời tiết trở lạnh cũng ... [xem thêm]

Bạn có đang bị dị ứng với mùi hương?

(71)
Đừng xem thường việc dị ứng mùi hương vì nó có thể gây ra cho bạn những hiểm họa khó lường đấy. Hãy thử xem bạn có đang bị dị ứng mùi hương hay ... [xem thêm]

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(75)
Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích ... [xem thêm]

9 sai lầm trong chăm sóc da mặt

(69)
Chẳng phải ngẫu nhiên mà hàng năm, số sản phẩm bán ra của các thương hiệu làm đẹp không ngừng tăng lên. Ấy là do nhu cầu sở hữu làn da đẹp là ước ... [xem thêm]

Can thiệp nội mạch tiêu sợi huyết để điều trị đột quỵ

(56)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN