Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn có xu hướng di truyền. Bạn đã biết về các triệu chứng tăng nhãn áp để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời?
Áp lực tăng, được gọi là áp lực nội nhãn, có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác. Thế nên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tăng nhãn áp có khả năng gây mù vĩnh viễn.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Hầu hết những người mắc bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng sớm, cũng như không cảm thấy đau đớn gì. Bạn cần đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp trước khi mất thị lực lâu dài.
Nếu bạn trên 40 tuổi và có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn nên đi khám mắt định kỳ 1 đến 2 năm/lần. Trong trường hợp bạn gặp thêm các vấn đề về sức khỏe khác như bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc các bệnh về mắt khác, bạn sẽ cần đi khám mắt thường xuyên hơn.
Triệu chứng tăng nhãn áp
Triệu chứng của căn bệnh tăng nhãn áp thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh còn tùy thuộc vào loại tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải. Ở mỗi loại bệnh lại cho thấy những triệu chứng khác nhau.
Tăng nhãn áp góc mở (COAG)
Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi thị lực giảm sút đáng kể. Dấu hiệu đầu tiên thường là mất thị lực một bên (thị lực ngoại vi) và dần dần sẽ lây sang cả hai mắt.
Tăng nhãn áp góc đóng
Tăng nhãn áp góc đóng là một dạng hiếm gặp của bệnh, chiếm khoảng 15% tổng số ca bệnh tăng nhãn áp. Bệnh gây ra những cơn đau mắt dữ dội cùng với các triệu chứng như:
- Mắt đỏ
- Đau đầu (cùng phía với mắt bị ảnh hưởng)
- Tầm nhìn mờ hoặc sương mù
- Buồn nôn và ói mửa
Loại bệnh tăng nhãn áp này đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhằm ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bạn cần gặp bác sĩ nhãn khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể làm mất thị lực, mù vĩnh viễn, thậm chí là đồng tử mở rộng (giãn) vĩnh viễn.
Bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trong những năm đầu tiên của bé với các triệu chứng:
- Rách mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng và co thắt mí mắt
- Chảy nước mắt liên tục
- Tăng kích thước giác mạc
- Viêm củng mạc
- Bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt hoặc nhắm mắt rồi giữ yên trong thời gian dài
Bệnh tăng nhãn áp thứ phát và các hình thức khác
Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân khiến áp lực nội nhãn của bạn tăng lên. Viêm bên trong mắt (viêm màng bồ đào) có thể khiến bạn nhìn thấy quầng sáng. Nếu đục thủy tinh thể là nguyên nhân, tầm nhìn của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Nếu bạn bị chấn thương mắt, đục thủy tinh thể hoặc viêm mắt, bác sĩ mắt sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bạn không bị tăng nhãn áp.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp?
Các xét nghiệm để chẩn đoán tăng nhãn áp diễn ra khá nhanh chóng và không đau. Bác sĩ mắt sẽ đo áp lực mắt của bạn thông qua một dụng cụ gọi là tonometer. Để làm được điều này, trước tiên bác sĩ cần nhỏ vài giọt thuốc làm tê mắt để bạn không cảm thấy gì. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn từng phẫu thuật khúc xạ, vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến việc đọc áp lực mắt của bạn.
Không phải ai có áp lực mắt cao đều phát triển bệnh tăng nhãn áp. Ngược lại, một số người có áp lực mắt bình thường cũng có thể bị tăng nhãn áp. Áp lực bên trong mắt quá cao hoặc quá thấp đối với dây thần kinh thị giác sẽ gây tăng nhãn áp.
Trong trường hợp bác sĩ nghĩ rằng bạn bị tăng nhãn áp, họ sẽ kiểm tra dây thần kinh thị giác của bạn để tìm dấu hiệu tổn thương. Bác sĩ cho bạn làm một bài kiểm tra đo độ sắc nét của tầm nhìn từng bên mắt (tầm nhìn ngoại vi). Hình ảnh đặc biệt (OCT) của dây thần kinh thị giác sẽ hé lộ manh mối cho sự hiện diện của bệnh tăng nhãn áp.
Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ mắt sẽ chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh. Nếu bạn nghi ngờ con mình có vấn đề về mắt, hãy liên hệ với bác sĩ mắt ngay.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
- Mắt bạn đau và đỏ. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp góc hẹp cấp tính, viêm, nhiễm trùng hoặc các tình trạng về mắt nghiêm trọng khác. Khi gặp những vấn đề này, bạn cần chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc mù lòa.
- Bạn bị buồn ngủ, mệt mỏi hoặc khó thở sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp. Có khả năng tình trạng này nghĩa là thuốc gây tổn thương hoặc làm nặng thêm các bệnh lý về tim hoặc phổi.
Hãy cho bác sĩ biết về những loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là các loại thuốc điều trị xoang, dạ dày và rối loạn đường ruột.
Chế độ sinh hoạt cho người bệnh tăng nhãn áp
- Luôn giữ tinh thần thoải mái
- Không làm việc quá lâu trên máy tính, điện thoại. Nên để cho mắt khoảng thời gian nghỉ ngơi
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng các chất kích thích
- Ăn nhiều trái cây và rau củ
- Kiểm soát các bệnh về tiểu đường, tim mạch, huyết áp bởi đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ tăng nhãn áp
- Sử dụng các loại thuốc chăm sóc mắt phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp, nhưng bạn không thể lấy lại thị lực hoàn toàn một khi đã mất. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra thường xuyên với bác sĩ nhãn khoa là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc bản thân bạn mắc các bệnh lý khác như tim mạch, huyeết áp cao…