Thay bề mặt khớp háng

(3.51) - 72 đánh giá

Tìm hiểu chung

Thay bề mặt khớp háng là gì?

Thay bề mặtk khớp háng là phẫu thuật nhằm thay khớp háng để điều trị viêm khớp háng tiến triển quá nặng.

Viêm khớp là một nhóm bệnh lý gây tổn thương một hoặc nhiều khớp. Loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp, trong đó khớp bị mòn dần dần. Viêm khớp cuối cùng sẽ dẫn đến làm mòn phần sụn che phủ mặt khớp và đồng thời làm tổn thương phần xương bên dưới. Kết quả là bạn sẽ bị đau và cứng khớp.

Khi nào bạn nên thực hiện thay bề mặt khớp háng?

Đối với trường hợp bị viêm khớp háng tiến triển, bạn có thể thực hiện phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ (tạo hình khớp) hoặc phẫu thuật thay bề mặt khớp háng (tạo hình bề mặt khớp háng). Cả 2 phương pháp trên đều là phẫu thuật thay thế khớp háng nhưng giữa chúng có những điểm khác biệt quan trọng. Thay bề mặt khớp háng đôi khi có thể tốt hơn thay khớp háng toàn bộ nếu bạn còn trẻ và hoạt động nhiều. Bởi vì phẫu thuật thay bề mặt khớp háng sẽ hạn chế phần xương bị cắt đi, giúp bạn vẫn có thể thực hiện những hoạt động mạnh và những hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều sau phẫu thuật.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thay bề mặt khớp háng?

Nhược điểm của thay bề mặt khớp háng:

  • Gãy cổ xương đùi. Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân được thay bề mặt khớp háng cuối cùng sẽ bị gãy cổ xương đùi. Nếu bạn mắc phải biến chứng này, bạn sẽ phải thực hiện phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng;
  • Nguy cơ do các ion kim loại được tạo ra từ bề mặt khớp được thay thế.
  • Thay bề mặt khớp háng là một phẫu thuật khó hơn;
  • Khớp háng được thay có thể mất dần chức năng theo thời gian.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay bề mặt khớp háng cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng dị ứng với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu, DVT).

Riêng với Thay bề mặt khớp háng, còn có thể có biến chứng:

  • Gãy xương đùi;
  • Tổn thương thần kinh vùng hông;
  • Tổn thương mạch máu vùng hông;
  • Nhiễm trùng khớp háng;
  • Lỏng khớp;
  • Hình thành xương ngay trong cơ ở xung quanh khớp háng được thay;
  • Trật khớp;
  • Khó chịu kéo dài;
  • Với nữ, tạo khối phồng ở vùng hông.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định trước phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thay bề mặt khớp háng?

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lựa chọn phương pháp gây mê thích hợp cho bạn. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Bạn cũng cần phải thay đổi nội thất, cũng như cách sắp xếp các vật dụng trong nhà để giúp bạn dễ tập luyện trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Tốt nhất là bạn nên thảo luận với bác sĩ để xem cụ thể là nên thay đổi những gì.

Quy trình thực hiện thay bề mặt khớp háng như thế nào?

Hiện có nhiều phương pháp gây mê thích hợp với loại phẫu thuật này. Phẫu thuật thường mất một giờ tới 90 phút.

Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường ở mặt bên của hông và loại bỏ phần bề mặt khớp bị tổn thương. Họ sẽ đưa bề mặt khớp mới làm bằng kim loại vào phần ổ chảo và cổ xương đùi.

Phần khớp háng thay thế được gắn với xương bằng xi măng acrylic hoặc lớp keo phủ đặc biệt trên phần kim loại giúp gắn trực tiếp với xương.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thay bề mặt khớp háng?

Bạn có thể về nhà sau ba đến bảy ngày nằm viện.

Bạn nên dùng nạng hoặc khung để tập đi trong vài tuần.

Vận động và tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại các sinh hoạt thường ngày sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.

Hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật, triệu chứng đau sẽ giảm nhiều và bạn có thể đi lại tốt hơn trước.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng khớp háng nhân tạo không bao giờ cho cảm giác hoàn toàn giống như khớp háng bình thường. Và bạn cũng cần phải thường xuyên theo dõi và tái khám trong thời gian dài.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ghép giác mạc

(22)
Tìm hiểu chungGhép giác mạc là gì?Ghép giác mạc là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ tất cả hoặc một phần của giác mạc bị hư hỏng và thay ... [xem thêm]

Giải ép dây thần kinh trụ

(83)
Tìm hiểu chungGiải ép dây thần kinh trụ là gì?Giải ép dây thần kinh trụ là một loại phẫu thuật nhằm điều trị chứng chèn ép dây thần kinh trụ. Dây thần ... [xem thêm]

Thay khớp gối bán phần

(95)
Tìm hiểu chungThay khớp gối bán phần là gì?Thay khớp gối bán phần (hay còn gọi là thay khớp gối không hoàn toàn hoặc tạo hình khớp gối) là phương pháp ... [xem thêm]

Nội soi đại tràng

(88)
Tìm hiểu chungNội soi đại tràng là gì?Nội soi đại tràng là gì? Đây là một thủ thuật dùng một ống nhựa có gắn camera và đèn ở đầu ống, đưa vào ruột ... [xem thêm]

Cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng

(43)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là gì?Phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là một loại phẫu thuật dùng để cắt toàn bộ hay ... [xem thêm]

Dẫn lưu bể thận

(84)
Tìm hiểu chungDẫn lưu bể thận là gì?Dẫn lưu bể thận là thủ thuật để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận bằng cách sử dụng ống thông. Nước tiểu bình ... [xem thêm]

Những điều thú vị về trái cây có thể bạn chưa biết

(67)
... [xem thêm]

Cắt túi mật nội soi

(13)
Tìm hiểu chungCắt túi mật nội soi là gì?Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi. Sỏi mật là hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN