Sốt Q

(3.96) - 78 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sốt Q là bệnh gì?

Sốt Q là một căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Coxiella burnetii. Các vi khuẩn lây nhiễm tự nhiên cho một số động vật, như dê, cừu và gia súc. Vi khuẩn C. burnetii được tìm thấy trong các sản phẩm sinh sản (nhau thai, nước ối), nước tiểu, phân và sữa của động vật bị nhiễm bệnh. Con người có thể bị nhiễm do hít bụi đã bị ô nhiễm bởi phân, nước tiểu, sữa và các sản phẩm khi sinh nở của động vật bị nhiễm vi khuẩn. Một số người không bao giờ bị ốm, nhưng một số người thường xuất hiện các triệu chứng giống cúm như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau cơ bắp.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt Q là gì?

Nhiều người bị nhiễm sốt Q không bao giờ có triệu chứng. Nếu có triệu chứng, bạn có thể nhận thấy chúng trong khoảng từ 3-30 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Sốt cao, lên đến 41°C
  • Đau đầu nặng
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Buồn nôn
  • Ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra sốt Q?

Sốt Q là do vi khuẩn Coxiella burnetii, thường thấy ở cừu, dê và gia súc. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm cho thú cưng như mèo, chó và thỏ.

Những con vật truyền vi khuẩn qua nước tiểu, phân, sữa và các sản phẩm khi sinh nở như nhau thai và nước ối. Khi các chất này khô đi, vi khuẩn chứa trong đó trở thành một phần của bụi, trôi nổi trong không khí. Nhiễm trùng thường được truyền sang người qua phổi, khi họ hít bụi bị ô nhiễm.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốt Q?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh sốt Q như:

  • Nghề nghiệp. Một số ngành nghề đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì việc tiếp xúc với động vật và các sản phẩm động vật là một phần công việc của bạn. Những nghề nghiệp dễ mắc bệnh bao gồm nghề thú y, chế biến thịt, chăn nuôi và nghiên cứu động vật.
  • Vị trí. Nếu bạn sống gần một trang trại hoặc chuồng trại chăn nuôi có thể có nguy cơ cao hơn bị sốt Q, vì vi khuẩn có thể di chuyển xa với các hạt bụi trong không khí.
  • Giới tính. Đàn ông có nhiều khả năng phát triển triệu chứng sốt Q cấp tính.
  • Thời điểm trong năm. Sốt Q có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng số lượng các bệnh nhiễm trùng thường lên đỉnh điểm vào tháng Tư và tháng Năm.

Các yếu tố nguy cơ mắc sốt Q mãn tính

Nguy cơ phát triển các hình thức nguy hiểm hơn của sốt Q tăng lên ở những người có:

  • Bệnh van tim
  • Các bất thường ở mạch máu
  • Suy yếu hệ thống miễn dịch
  • Suy giảm chức năng thận

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt Q?

Việc chẩn đoán sốt Q là khó khăn đối với một bác sĩ nếu chỉ dựa trên các triệu chứng.

Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị sốt Q nếu bạn làm việc hoặc sống trong một môi trường có nguy cơ phơi nhiễm cao và có các triệu chứng giống cúm hoặc các biến chứng nghiêm trọng của sốt Q. Bác sĩ có thể hỏi về công việc hoặc bạn có tiếp xúc với chuồng trại hoặc gia súc gần đây.

Sốt Q được chẩn đoán với xét nghiệm kháng thể trong máu. Xét nghiệm kháng thể thường xuyên xuất hiện âm tính trong vòng 7-10 ngày đầu tiên của bệnh. Bác sĩ nên sử dụng khả năng nhạy cảm lâm sàng dựa trên sự nghi ngờ của mình để quyết định có bắt đầu điều trị hay không.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có nhiễm trùng mãn tính, họ có thể yêu cầu chụp X-quang và làm các xét nghiệm khác để kiểm tra phổi và siêu âm tim để kiểm tra van tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt Q?

Sốt Q được điều trị bằng kháng sinh doxycycline. Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào loại sốt Q là cấp tính hay mãn tính. Đối với bệnh nhiễm trùng cấp tính, điều trị kháng sinh kéo dài 2-3 tuần.

Những người bị sốt Q mãn tính thường phải uống kháng sinh kết hợp trong vòng ít nhất 18 tháng. Ngay cả sau khi điều trị sốt Q mãn tính thành công, bạn cần tái khám để kiểm tra theo dõi trong nhiều năm, phòng trường hợp nhiễm trùng tái phát.

Những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng của sốt Q cấp tính thường cải thiện tốt hơn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn có triệu chứng sốt Q hoặc nếu đang mang thai, bác sĩ sẽ khuyến khích điều trị kháng sinh. Kế hoạch điều trị của bạn có thể thay đổi nếu không thể sử dụng doxycycline.

Nếu bạn có viêm nội tâm mạc sốt Q, bạn có thể cần đến phẫu thuật để thay thế van tim bị hư hỏng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý sốt Q?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc sốt Q:

  • Khử trùng và làm sạch đúng các khu vực tiếp xúc.
  • Loại bỏ đúng cách tất cả các sản phẩm từ động vật chăn nuôi
  • Rửa tay đúng cách.
  • Kiểm dịch động vật bị nhiễm bệnh.
  • Hãy chắc chắn rằng sữa bạn uống được tiệt trùng.
  • Kiểm tra động vật thường xuyên đối với nhiễm trùng.
  • Hạn chế luồng không khí từ chuồng trại chăn nuôi động vật đến các khu vực khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Say máy bay

(57)
Tìm hiểu chungSay máy bay là tình trạng gì?Nếu bạn đã từng gặp cảm giác buồn nôn khi đi trên một chiếc thuyền hoặc một chuyến bay gập ghềnh, bạn sẽ ... [xem thêm]

Viêm xơ chai đường mật

(16)
Tìm hiểu chungViêm xơ chai đường mật là bệnh gì?Viêm xơ chai đường mật là một bệnh đường mật (bộ phận này mang dịch mật tiêu hóa từ gan đến ruột ... [xem thêm]

Nhịp tim nhanh trên thất

(86)
Tìm hiểu chungNhịp tim nhanh trên thất là bệnh gì?Nhịp tim nhanh trên thất xảy ra khi tim đập quá nhanh, làm tim không có đủ máu để đưa đến các cơ quan khác. ... [xem thêm]

Bệnh vảy phấn hồng

(51)
Tìm hiểu chungVảy phấn hồng là bệnh gì?Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có ... [xem thêm]

Alkapton niệu

(63)
Tìm hiểu chungBệnh alkapton niệu là gì?Bệnh alkapton niệu là một tình trạng di truyền hiếm gặp xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ lượng enzyme ... [xem thêm]

Nấm họng

(15)
Nấm họng là bệnh viêm họng do loại nấm mốc, khiến người bệnh khó chịu ở cổ họng và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vậy làm thế nào để điều trị ... [xem thêm]

Loạn dưỡng chất trắng nhược sắc

(90)
Tìm hiểu chungLoạn dưỡng chất trắng nhược sắc là bệnh gì?Enzyme là các protein giúp cắt hoặc chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nếu thiếu một enzyme nào ... [xem thêm]

Nang giáp lưỡi

(24)
Tìm hiểu về nang giáp lưỡiBệnh nang giáp lưỡi là gì?Nang giáp lưỡi còn gọi là kén giáp lưỡi hoặc nang ống giáp lưỡi, là một dị tật bẩm sinh do có bất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN