Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams

(4.16) - 59 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?

Sinh thiết màng phổi là thủ thuật được dùng để lấy đi một mẫu mô của màng phổi rồi đưa đi quan sát dưới kính hiển vi. Màng phổi chính là một lớp màng kép bao quanh phổi và nằm giữa phổi và thành ngực. Trong quá trình sinh thiết màng phổi, bác sĩ có thể lấy kèm theo mẫu dịch bên trong lớp màng phổi này để làm xét nghiệm.

Khi nào bạn nên thực hiện sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams?

Sinh thiết màng phổi là phương pháp chính xác nhất để kiểm tra xem bạn có bệnh lao hay không. Ngoài ra, mẫu mô và dịch màng phổi bác sĩ lấy ra sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm một số nguyên nhân khác gây ra những triệu chứng bạn đang mắc phải, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams?

Đầu tiên, bạn nên biết rằng, với công nghệ y học ngày nay, sinh thiết màng phổi được coi là một phương pháp an toàn. Một số trường hợp hiếm, sinh thiết có thể có gây nhiễm trùng cho người bệnh. Ngoài ra còn có nguy cơ suy hô hấp trong trường hợp kim đâm thủng phổi (thường rất ít khi xảy ra). Một số trường hợp có thể bị chảy máu quá nhiều.

Bạn cũng có thể dùng xét nghiệm chụp X-quang để thấy những tổn thương ở màng phổi. Có một số trường hợp bác sĩ sẽ phối hợp sinh thiết với chụp X-quang, chụp CT (chụp cắt lớp) hoặc siêu âm để tìm ra vị trí sinh thiết thích hợp.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng có thể xảy ra khi bạn thực hiện thủ thuật này bao gồm:

  • Đau;
  • Khó thở, tức ngực hoặc ho nặng hơn;
  • Dị ứng;
  • Tràn khí màng phổi;
  • Chảy máu từ chỗ sinh thiết;
  • Nhiễm khuẩn ở khoang màng phổi.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams?

Bạn không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật. Báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn có bệnh rối loạn đông máu hoặc nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc kháng đông nào như aspirin hoặc các thuốc khác ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Có thể bạn cần phải ngừng thuốc trước khi thực hiện thủ thuật này.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ rằng bạn có thể mang thai.

Bạn có thể sẽ được bác sĩ thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán như chụp X-quang, nội soi huỳnh quang ngực, siêu âm, hoặc chụp cắt lớp ngực trước khi thực hiện sinh thiết. Những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp các bác sĩ tìm vị trí sinh thiết chính xác và hiệu quả nhất.

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể có một số yêu cầu khác dành riêng cho bạn, hãy hỏi kỹ bác sĩ để được tư vấn.

Quy trình thực hiện sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?

Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ cho bạn dùng một liều thuốc an thần để giúp bạn thư giãn và cảm thấy bớt lo lắng.

Sinh thiết màng phổi Abrams thường không kéo dài quá 20 phút. Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên ngực của bạn và sau đó chèn một dụng cụ dùng để sinh thiết vào vết rạch sẵn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ sinh thiết để lấy một mảnh nhỏ màng phổi và một ít dịch nằm trong màng phổi để đưa đi xét nghiệm.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams?

Bạn sẽ có thể về nhà sau vài giờ theo dõi ở bệnh viện. Các nhân viên y tế sẽ báo cho bạn biết có bất thường nào không và bạn cần phải điều trị hoặc theo dõi như thế nào.

Bạn sẽ có thể trở lại làm việc ngay vào ngày hôm sau. Đôi khi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi lâu hơn một chút.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sinh mổ

(44)
Tìm hiểu chungSinh mổ là gì?Sinh mổ hay còn gọi là đẻ mổ là một hình thức phẫu thuật. Trong đó, bác sĩ sẽ mổ một đường trên bụng dưới của bạn và ... [xem thêm]

Nội soi khớp cổ tay

(17)
Tìm hiểu chungNội soi khớp cổ tay là gì?Nội soi khớp (phẫu thuật lỗ khóa) là thủ thuật được dùng để quan sát cấu tạo bên trong của khớp bằng cách đưa ... [xem thêm]

Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là gì?Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là phẫu thuật được dùng để tái tạo hình dạng ... [xem thêm]

Nối ống dẫn tinh

(67)
Tìm hiểu chungNối ống dẫn tinh là gì?Phẫu thuật nối ống dẫn tinh là một thủ thuật để nối lại hai đầu ống đã bị cắt trong phẫu thuật cắt ống dẫn ... [xem thêm]

Dẫn lưu áp xe

(69)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật dẫn lưu áp xe là gì?Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là quá trình rút mủ ra khỏi chỗ áp xe để tổn thương mau lành hơn. Áp xe là một ổ ... [xem thêm]

Hút mỡ

(62)
Tìm hiểu chungHút mỡ là gì?Hút mỡ là một phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện hình dáng cơ thể bạn bằng cách lấy phần mỡ dưới da ra. Kỹ thuật hút mỡ ... [xem thêm]

Cắt ống dẫn tinh hai bên

(56)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt ống dẫn tinh hai bên là gì?Cắt ống dẫn tinh là phương pháp tránh thai vĩnh viễn ở nam giới. Đây là thủ thuật cắt hoàn toàn ... [xem thêm]

Ống cổ tay

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật ống cổ tay là gì?Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh đi qua mặt trước của cổ tay (dây thần kinh giữa) bị chèn ép. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN