Tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma túy ở phụ nữ mang thai

(3.63) - 96 đánh giá

Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở Việt Nam, bao gồm các thông tin về trợ giúp từ chính phủ và điều kiện phúc lợi xã hội.

Thuốc lá, rượu, ma túy và mang thai (Nguồn ảnh: bipolarnews.org)

Tại sao hút thuốc lại nguy hiểm khi mang thai?

Nếu người mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, trẻ sẽ bị tiếp xúc với các hoá chất độc hại như hắc ín, nicotine, và monoxit cacbon. Nicotine làm mạch máu co lại, dẫn đến lượng oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi giảm đi. Monoxit cacbon làm giảm lượng oxy mà trẻ nhận được.

Tại sao hút thuốc khi mang thai có thể gây rủi ro cho trẻ?

Nếu người mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai, khả năng sinh non và các rối loạn về cách nhau thai bám vào tử cung tăng. Đồng thời, trẻ sinh ra từ những người phụ nữ này cũng thường nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng bị hen, đau bụng và béo phì cao hơn. Chúng cũng có rủi ro bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Khói thuốc có ảnh hưởng thế nào đến trẻ trong quá trình mang thai?

Nếu người mẹ hít phải khói thuốc do người khác hút gần đó, rủi ro sinh con cân non tăng đến 20%. Trẻ sơ sinh bị hít phải khói thuốc có rủi ro bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh cao hơn, và khả năng bị các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn.

Có trợ giúp nào nếu muốn bỏ thuốc lá?

Nếu bạn biết là mình có thai và đang hút thuốc, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm các trợ giúp và chương trình bỏ thuốc lá nơi bạn ở. Hoặc bạn có thể gọi đường dây quốc gia 1-800-Quit-Now (đường dây này dành cho người sống ở Mỹ, chú giải của người dịch).

Có thể dùng kẹo cao su nicotine hoặc miếng dán nicotine để bỏ thuốc lá khi đang mang thai không?

Cần phải cẩn thận khi sử dụng các biện pháp thay thế nicotine (như dùng kẹo cao su nicotine hoặc miếng dán nicotine) hoặc khi dùng các thuốc bỏ thuốc lá. Chỉ dùng các sản phẩm thay thế nicotine khi các biện pháp khác để bỏ thuốc không có hiệu lực và khi bạn và bác sĩ đã cân nhắc những rủi ro mà các sản phẩm này gây ra so với việc trực tiếp hút thuốc. Thuốc lá không khói, thuốc lá điện tử, và miếng dán nicotine không phải là các sản phẩm thay thế thuốc lá an toàn.

Tại sao uống rượu khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho bé?

Khi phụ nữ mang thai uống rượu, rượu sẽ nhanh chóng truyền đến thai nhi thông qua nhau thai. Ở người trưởng thành, rượu được tiêu hoá bởi gan. Gan của thai nhi thì chưa phát triển đầy đủ để có thể tiêu hoá rượu.

Thế nào là rối loạn phổ rượu bào thai?

“Rối loạn phổ rượu bào thai” là thuật ngữ dùng để chỉ các ảnh hưởng của việc uống rượu khi mang thai đến trẻ. Các ảnh hưởng này có thể bao gồm ảnh hưởng về sức khoẻ, trí tuệ, hành vi, và khả năng học hành, và các ảnh hưởng này có thể kéo dài đến suốt cuộc đời.

Thế nào là hội chứng rượu bào thai?

Hội chứng rượu bào thai là dạng rối loạn phổ rượu bào thai nặng nhất. Hội chứng này có thể gây ra rối loạn về phát triển, trí tuệ hoặc hành vi, và trẻ có khuôn mặt không bình thường.

Uống bao nhiêu rượu thì dẫn đến hội chứng rượu bào thai?

Trẻ có nguy cơ cao bị hội chứng này nếu người mẹ nghiện rượu nặng (uống nhiều hơn 3 cốc một lần hoặc nhiều hơn 7 cốc một tuần) và uống thường xuyên trong khi mang thai. Tuy nhiên uống ít hơn cũng có thể gây ra hội chứng này. Thậm chí uống rượu vừa phải (định nghĩa bằng 1 cốc một ngày) cũng có thể gây ra các rối loạn suốt đời về khả năng học và rối loạn hành vi ở trẻ.

Lượng rượu an toàn uống trong khi mang thai là bao nhiêu?

Không có một lượng rượu nào là an toàn để uống trong khi mang thai. Rượu có thể ảnh hưởng đến bé trong suốt quá trình mang thai. Tốt nhất là hoàn toàn không uống trong khi mang thai. Nếu bạn đã từng uống rượu trước khi biết là mình mang thai, bạn có thể giảm rủi ro cho bé bằng cách ngừng uống.

Thế nào sử dụng ma tuý phạm pháp?

Sử dụng ma tuý phạm pháp bao gồm việc sử dụng heroin, cocain, methamphetamin, và marijuana, và việc sử dụng thuốc chỉ định của bác sĩ cho những mục đích phi y tế.

Dùng ma tuý trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Ảnh hưởng của ma tuý đến bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều lượng ma tuý, tần suất dùng ma tuý, và dùng ma tuý vào thời điểm nào của thai kỳ. Thời gian đầu của thai kỳ là khi bé phát triển các bộ phận chính của cơ thể. Sử dụng ma tuý trong thời gian này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Sử dụng ma tuý vào những thời gian còn lại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và có thể gây ra sinh non và chết bào thai.

Ma tuý ảnh hưởng đến bé như thế nào sau khi sinh?

Ma tuý có thể truyền từ mẹ sang con thông qua cho con bú bằng sữa mẹ.

Tại sao cần phải nói với bác sĩ nếu người mẹ sử dụng ma tuý trong quá trình mang thai?

Cần phải trung thực với bác sĩ để người mẹ và bé nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Xét nghiệm ma tuý sử dụng mẫu tóc hoặc nước tiểu trong quá trình mang thai hoặc đau đẻ sẽ được tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ bạn sử dụng ma tuý hoặc bạn có biến chứng cho thấy việc sử dụng ma tuý trong quá trình mang thai và đẻ. Xét nghiệm trên bé sau khi sinh cũng có thể được tiến hành.

Kết quả xét nghiệm ma tuý có được giữ kín không?

Một số bang của Mỹ cho rằng sử dụng ma tuý trong quá trình mang thai là một dạng lạm dụng trẻ em. Ở một số bang, nếu xét nghiệm ma tuý cho thấy người mẹ sử dụng ma tuý, kết quả sẽ được thông báo đến cơ quan phụ trách. Bạn phải được thông báo và chấp thuận việc xét nghiệm trước khi nó được tiến hành. Các bang khác nhau có luật khác nhau về việc chấp thuận này.

Hậu quả của lạm dụng ma tuý là gì?

Lạm dụng ma tuý có thể gây hậu quả đến công việc, đến quan hệ với mọi người xung quanh và gia đình. Hậu quả cũng có thể là bị bắt giữ khi lái xe uống quá liều, đâm xe, hoặc các hậu quả bệnh tật do ma tuý gây ra. Lạm dụng ma tuý cũng có thể gây nghiện.

Thế nào là nghiện?

Nghiện là một loại bệnh lý biểu hiện nhiều hơn 3 dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Nhờn ma tuý: là khi ma tuý không có tác dụng khi dùng liều lượng như trước mà phải dùng liều lượng cao hơn để có cảm giác lên đỉnh
  • Lên cơn nếu dừng không dùng ma tuý nữa
  • Dùng liều lượng nhiều hơn hoặc dùng với thời gian lâu hơn
  • Không thể giảm liều lượng dùng hoặc kiểm soát lượng dùng
  • Mất nhiều thời gian để dùng ma tuý hoặc tìm cách có ma tuý hoặc mất nhiều thời gian để bình phục sau khi sử dụng
  • Giảm hoặc tránh các hoạt động xã hội quan trọng, công việc hoặc các hoạt động giải trí vì sử dụng ma tuý
  • Tiếp tục sử dụng ngay cả khi biết tác hại của chúng
  • Tìm lý do để sử dụng ma tuý thay vì thực hiện các nghĩa vụ gia đình và công việc

Tại sao thai phụ nghiện ma tuý, kể cả người nghiện thuốc giảm đau và thuốc ngủ, cần phải tìm các trợ giúp để dừng việc sử dụng hơn là ngừng sử dụng một mình?

Vì các cơn nghiện có thể gây ra sẩy thai hoặc gây ảnh hưởng xấu đến bé.

Có được dùng các thuốc kê đơn trong quá trình mang thai không?

Một số thuốc có thể dùng trong quá trình mang thai. Một số thuốc có tác hại đối với bé. Nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn và phát hiện ra là mình có thai thì nên nói với bác sĩ. Tuy nhiên cũng không nên dừng uống thuốc ngay mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Có được dùng các thuốc không kê đơn trong quá trình mang thai không?

Các thuốc bán trực tiếp tại quầy thuốc mà không cần đơn của bác sĩ, bao gồm cả các thuốc bổ và vitamin, có thể gây một số tác hại trong quá trình mang thai. Thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen có thể gây hại đến bé. Phải hỏi bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.

Chú giải

  • Chất dinh dưỡng: là các chất nuôi dưỡng có trong thức ăn, như vitamin và khoáng chất.
  • Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh: là trường hợp trẻ sơ sinh chết mà không biết nguyên nhân.
  • Hội chứng rượu bào thai: là các rối loạn về thể chất, trí tuệ và hành vi của trẻ gây ra bởi việc lạm dụng rượu trong quá trình mang thai.
  • Nhau thai: là cơ quan cung cấp thức ăn cho bào thai và loại bỏ chất thải từ bào thai.
  • Oxy: là khí cần thiết cho sự sống.
  • Sẩy thai: là khi mất thai trước 20 tuần.
  • Sinh non: là sinh trước 37 tuần.
  • Thai nhi: là thai được tính từ 9 tuần tuổi cho đến khi sinh.
  • Tử cung: là một cơ quan nằm trong vùng chậu nữ giới, chứa và nuôi dưỡng thai nhi trong quá trình mang thai.

Chú ý

Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy đến gặp bác sĩ sản phụ khoa

Bài này được thiết kế để trợ giúp bệnh nhân, chứ không mô tả toàn bộ quá trình điều trị cần thiết, và do đó không nên bỏ qua các phương pháp khác có thể. Tuỳ thuộc vào trạng thái của từng bệnh nhân, điều kiện của cơ sở y tế mà các phương pháp điều trị có thể có thay đổi.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Tobacco-Alcohol-Drugs-and-Pregnancy

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Dư Ngọc Hiền - BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vai trò của Magnesium trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai

(82)
Vì sao phụ nữ có thai cần bổ sung Magnesium? Nhu cầu Magnesium tăng lên khi mang thai. Magnesium là một khoáng chất thiết yếu và có nhiều chức năng khác nhau trong ... [xem thêm]

Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

(63)
Tóm tắt Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, ... [xem thêm]

Bài 37 – Nhân xơ tử cung ảnh hưởng gì đến hiếm muộn

(38)
Nhân xơ tử cung là gì? Nếu bạn có nhân xơ tử cung nhưng đã đủ con, kinh nguyệt bình thường, không đau đớn hay khó chịu gì, thì chỉ theo dõi bằng cách ... [xem thêm]

Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung

(39)
Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (Dilation and Curettage (D&C)) là gì? D&C – Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung (thường gọi tắt là Nong và Nạo) là một ... [xem thêm]

Bài 26 – Tại sao phụ nữ thường giảm trí nhớ sau sinh ?

(57)
Một bạn nhắn tin có link “chứng thực”: “Phụ nữ mang thai bị giảm chất xám” và kèm một câu ai oán “Bác sĩ ơi, mang thai là mất não, teo não đây này”. ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Thai kỳ khỏe mạnh cho phụ nữ có bệnh tiểu đường

(71)
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là do có vấn đề với insulin. Insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ ... [xem thêm]

Lợi ích và những hướng dẫn tập thể dục trong thai kì

(67)
Thông thường thai phụ sẽ có nhiều băn khoăn có nên thực hiện các bài tập thể dục trong thời kỳ mang thai hay không. Tuy nhiên, những hoạt thể dục thể chất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN