Sữa mẹ màu hồng: Nhiễm serratia marcescens

(3.66) - 63 đánh giá

Tóm tắt

Đại cương: Sữa mẹ có thể chuyển màu do nhiễm Serratia marcescens – một loại vi khuẩn gây nên một số bệnh (bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não…) có thể dẫn đến tử vong. Serratia marcescens thường gặp trong các phòng hồi sức tích cực ở Bệnh viện.

Khi sữa mẹ bị đổi màu có thể bạn cần phải dừng việc cho trẻ bú lại. Trong bài viết này phân tích về 2 trường hợp sữa mẹ chuyển màu hồng do bị nhiễm S.marcescens lấy từ 2 mẫu sữa mẹ. Sau khi điều trị kháng sinh cho mẹ thì sữa trở lại bình thường ở cả 2 trường hợp trên.

Kết luận: Sữa mẹ chuyển sang màu hồng do nhiễm S.marcescens nếu được phát hiện và điều trị sớm trước khi vi khuẩn phát triển thì sữa mẹ có thể trở lại bình thường.

Sữa mẹ có thể chuyển sang màu hồng do bị nhiễm Serratia marcescens, một loại trực khuẩn gram âm. S.marcescens sản sinh ra một chất sắc tố có màu đỏ cam gọi là Prodigiosin – gây nên nhiều bệnh, thậm chí là tử vong sớm ở trẻ sơ sinh.

Phân tích 2 trường hợp sữa mẹ chuyển màu hồng

Trường hợp 1

Sản phụ 29 tuổi sinh thường một bé gái khỏe mạnh, cân nặng 2,7kg vào tuần 37.5. Sau khi cả hai mẹ con được cho về nhà, một tuần sau, bé gái sơ sinh nhập viện lại để chiếu đèn do bị vàng da. Vào lần kiểm tra sức khỏe cho bé ở tuần thứ 5 mẹ đã báo khăn lau sữa bị nhuộm những vết màu hồng tươi. Cô không bị sốt, viêm vú, tổn thương núm vú hay bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, em bé của cô có dấu hiệu bú kém hơn. Cô được điều trị với kháng sinh Iprofloxacin theo kinh nghiệm của Bác sĩ. Cấy sữa mẹ cho thấy có vi khuẩn S.marcescens , ngoài ra enterobacteria spp được phân lập từ hầu họng của trẻ, sau đó được điều trị với trimetoprim và sulfametoxazol. Cấy phân và nước tiểu âm tính. Cô được khuyên hút và bỏ sữa trong thời gian dùng kháng sinh. Cấy sữa lại âm tính nên cô tiếp tục cho con bú và không có bất cứ vấn đề gì xảy ra sau đó.

Trường hợp 2

Một phụ nữ 33 tuổi, sinh mổ một bé trai đủ tháng, không có biến chứng gì trong quá trình mang thai và sinh để. Cô nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. 10 tuần sau sinh, cô thấy có những vệt màu hồng trên khăn lau sữa. Cô chưa bao giờ sử dụng máy hút sữa và núm vú không có tiền sử bị viêm. Em bé được theo dõi rất chặt chẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào được ghi nhận trong các lần khám sức khỏe. Cấy sữa mẹ dương tính với S. marcescens. Từ đó cô được điều trị bằng Cephalosporin. Cấy các bệnh phẩm của trẻ đều âm tính. Cô trở lại cho con bú ngay khi kết quả cấy sữa âm tính.

Bàn luận

  • Marcescens là một loại trực khuẩn Gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae. Đã có một vài đợt dịch có liên quan đến dụng cụ y tế bị nhiễm, người chăm sóc sức khoẻ rửa tay không đúng cách và sữa mẹ. S. marcescens dường như là sinh vật phổ biến trong môi trường, điều này giải thích số lượng lớn trường hợp nhiễm trùng bệnh viện là do vi khuẩn này. Theo y văn, có một số lượng lớn vụ dịch ở bệnh viện được báo cáo có liên quan đến S. marcescens. Bởi đã có nhiều vụ dịch ở bệnh viện được mô tả, người ta thường thừa nhận rằng nhiễm trùng gây ra bởi Serratia là nguyên nhân chủ yếu ở bệnh viện. Tuy nhiên gần đây, Laupland và cộng sự tiến hành một nghiên cứu lớn về việc nhiễm S.marcescens ở Canada và phát hiện ra rằng 65% các trường hợp bị nhiễm S. marcescens là từ cộng đồng người dân. S. marcescens sản xuất sắc tố đặc trưng màu đỏ -Prodigiosin, từng được các nhà điều tra sử dụng như một chất chỉ điểm sinh học trong lĩnh vực y tế và ngay cả trong lĩnh vực quân sự.
  • Marcescens được mô tả lần đầu tiên ở trên khăn vải bởi Waisman và Stone năm 1958, gọi là hội chứng “tã đỏ”, với sự xuất hiện của S. marcescens trong tã của một bé gái sinh ở Wisconsin. Bố mẹ của bé đã để ý thấy tã bị nhuộm màu đỏ. Phân của bé được cấy và phát hiện có S. marcescens. Tuy nhiên, bé không có dấu hiệu hay triệu chứng hay ốm, bác sĩ đã điều trị cho bé bằng Sulfasuxidine đường uống. Một nghiên cứu từ số liệu năm 1997 trong Chương trình giám sát chống vi khuẩn SENTRY độc lập ở Mỹ, Canada và châu Mỹ Latinh cho thấy loài Serratia là loài phổ biến thứ 12 gây ra nhiễm khuẩn huyết.
  • Mặc dù số lượng vi khuẩn thật sự được tiết ra từ sữa là không xác định, thì có lẽ trẻ bú mẹ trực tiếp sẽ nuốt đủ số lượng vi khuẩn để gây bệnh. Tuy nhiên, rửa tay không đúng cách và dự trữ sữa không vệ sinh có thể cho phép vi khuẩn, mầm bệnh nhân lên số lượng lớn đủ để gây bệnh, đặc biệt ở những trẻ có khả năng nhiễm khuẩn cao như sinh non. Nhiễm >1000 trực khuẩn gram âm trên 1 ml liên quan đến không dung nạp thức ăn, trái lại nồng độ nhiễm cao (>1000000/ml) có thể liên quan đến nhiễm khuẩn huyết.
  • Trong hai trường hợp được nêu trên không có sự liên quan giữa việc hút sữa và nhiễm khuẩn, tuy nhiên có một vài trường hợp đã được mô tả trong y văn. Dù trường hợp đầu tiên có thể là nhiễm khuẩn vào ngày thứ 4 nằm viện thì trường hợp thứ hai có thể là mắc phải tại cộng đồng như đã được mô tả bởi Laupland và cộng sự.
  • Tuy chưa có khuyến cáo rõ ràng nào cho phụ nữ nhiễm S. marcescens và nguy cơ cao nhiễm khuẩn huyết bởi vi khuẩn này thì việc điều trị kháng sinh vẫn được đề nghị. Việc trở lại nuôi con bằng sữa mẹ là an toàn sau khi kết quả cấy của cả mẹ và con đều âm tính.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4239145/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4239145/figure/FI130051-1/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4239145/figure/FI130051-2/
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Nguyễn Thị Phượng - BS. Nguyễn Phúc Thu Trang
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Ra máu tiền mãn kinh và sau mãn kinh

    (85)
    Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh? Mãn kinh được định nghĩa là sự mất kinh nguyệt (không hành kinh) trong 1 năm. Tuổi mãn kinh trung bình là 51, nhưng giới ... [xem thêm]

    Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

    (77)
    Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

    Tiền sản giật và Cao huyết áp thai kỳ

    (88)
    Huyết áp cao là gì? Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu mỗi khi tim co bóp (ép) để bơm máu qua cơ thể bạn (xem FAQ123 Điều trị Huyết ... [xem thêm]

    HIV và phụ nữ

    (38)
    Sự nhiễm vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xảy ra như thế nào? Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất ... [xem thêm]

    Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

    (85)
    Depo-provera là gì? Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc ... [xem thêm]

    Làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

    (54)
    Ngày sinh dự kiến là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Ngày sinh dự kiến của bạn được xem như một chỉ dẫn để kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ cũng ... [xem thêm]

    Sinh cực non – Những vấn đề bạn cần biết

    (27)
    Thế nào là sinh cực non? Phần lớn thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Những trẻ sinh trong khoảng 32 và 37 tuần của thai kỳ được coi là sinh non. Những trẻ sinh ... [xem thêm]

    Theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh

    (98)
    Thế nào là theo dõi tim thai trong quá trình sinh? Theo dõi tim thai trong quá trình sinh là một biện pháp kiểm tra tình trạng của bé trong quá trình chuyển dạ và đẻ ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN