Thai kỳ khỏe mạnh cho phụ nữ có bệnh tiểu đường

(4.01) - 71 đánh giá

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là do có vấn đề với insulin. Insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ thể, nơi nó có thể được chuyển thành năng lượng. Bệnh tiểu đường xuất hiện trước khi mang thai là “bệnh tiểu đường tiền thai kỳ.”

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng với nó, glucose không thể vào tế bào và thay vào đó vẫn tồn tại trong máu. Kết quả là mức độ glucose trong máu tăng lên. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn hại cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh thận.

Xem thêm bài viết Tiểu đường thai kỳ của TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Tiểu đường tiền thai kỳ ảnh hưởng đến việc mang thai không?

Nếu bệnh tiểu đường không được quản lý tốt, sẽ có nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Những vấn đề sau đây có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Cao huyết áp
  • Đa ối – Trong tình trạng này, có sự gia tăng của nước ối trong túi ối bao quanh em bé. Nó có thể dẫn đến sinh non hoặc gặp khó khăn trong lúc sinh.
  • Thai to – Các bé nhận được đường quá nhiều từ người mẹ và có thể phát triển quá lớn. Một đứa trẻ lớn có thể làm việc sinh đẻ khó khăn hơn. Một em bé lớn cũng làm tăng nguy cơ của việc mổ lấy thai.

Tiểu đường tiền thai kỳ ảnh hưởng đến con tôi như thế nào?

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường tiền thai kỳ có thể có vấn đề về hô hấp, hạ đường huyết và vàng da. Hầu hết trẻ sơ sinh khỏe sau khi sinh, mặc dù một số bé có thể cần có sự chăm sóc đặc biệt sau khi sinh một thời gian. Tin vui là với một kế hoạch và kiểm soát bệnh tiểu đường thích hợp, bạn có thể giảm nguy cơ các vấn đề này.

Xem thêm bài viết Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên con của bạn? của BS. Phạm Thanh Hoàng

Nếu tôi bị bệnh tiểu đường và muốn mang thai, có cần thiết nói với bác sĩ không?

Có, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu trước khi mang thai (nếu nó chưa được kiểm soát). Kiểm soát lượng đường của bạn rất quan trọng bởi vì một số dị tật bẩm sinh do nồng độ đường cao xảy ra khi các cơ quan của bé đang phát triển trong 8 tuần đầu của thai kỳ, trước khi bạn có thể biết bạn đang mang thai. Để lượng đường huyết của bạn được kiểm soát, bạn có thể phải thay đổi thuốc, chế độ ăn uống và chương trình tập luyện của bạn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Bạn có thể kiểm soát mức đường huyết của bạn bằng cách kết hợp giữa ăn uống đúng cách, tập thể dục và dùng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Bạn có thể cần gặp Bác sĩ thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ lên kế hoạch gặp gỡ trước khi có thai để kiểm tra lượng đường của bạn và các xét nghiệm khác.

Đánh giá mức độ kiểm soát đường máu như thế nào?

Một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm hemoglobin A1C (HbA1C) có thể được sử dụng để theo dõi sự thay đổi hàm lượng đường trong máu của bạn. Kiểm tra này sẽ cho kết quả để ước lượng mức độ đường trong máu của bạn đã được kiểm soát như thế nào trong thời gian 4-6 tuần qua.

Mang thai có thể ảnh hưởng đến đường máu không?

Phụ nữ bị tiểu đường có nhiều khả năng có lượng đường trong máu thấp, được gọi là hạ đường huyết, khi họ đang mang thai. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu bạn không ăn đủ thức ăn, bỏ qua một bữa ăn, không ăn vào đúng thời điểm trong ngày hoặc tập thể dục quá nhiều. Hãy chắc chắn rằng bạn và các thành viên trong gia đình biết phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có triệu chứng của hạ đường huyết, như chóng mặt, cảm giác run rẩy, đói đột ngột, vã mồ hôi hoặc yếu.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lên quá trình mang thai không?

Ăn một chế độ ăn uống khỏe mạnh cân bằng là một phần quan trọng trong quá trình mang thai vì em bé của bạn phụ thuộc vào thực phẩm bạn ăn cho sự phát triển và nuôi dưỡng của bé. Ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống còn quan trọng hơn. Không ăn uống đúng cách có thể gây ra mức đường của bạn quá cao hoặc quá thấp.

Tập thể dục có giúp ích trong quá trình mang thai không?

Tập thể dục giúp giữ mức đường huyết ở mức bình thường và có nhiều lợi ích khác, bao gồm việc kiểm soát cân nặng của bạn; thúc đẩy năng lượng của bạn; trợ giúp giấc ngủ; và giảm đau lưng, táo bón và đầy hơi.

Tôi sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường của tôi khi mang thai không?

Nếu bạn đã dùng insulin trước khi mang thai để kiểm soát bệnh tiểu đường, liều lượng insulin của bạn thường sẽ tăng lên trong khi bạn đang mang thai. Insulin an toàn để sử dụng trong khi mang thai và không gây ra dị tật bẩm sinh. Nếu bạn sử dụng một máy bơm insulin trước khi mang thai, có thể bạn sẽ có thể tiếp tục sử dụng máy bơm. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể cần phải chuyển sang tiêm insulin.

Nếu bạn thường quản lý bệnh tiểu đường của bạn với thuốc uống, Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi liều lượng của bạn hoặc chuyển sang dùng insulin trong khi bạn mang thai.

Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng như thế nào trong giai đoạn mang thai và lúc sinh con?

Chuyển dạ có thể được gây ra (bằng cách dùng thuốc hoặc các phương tiện khác) sớm hơn so với ngày dự sanh, đặc biệt là khi có vấn đề xảy ra lúc mang thai. Trong chuyển dạ, mức đường của bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ, thường mỗi giờ. Nếu cần thiết, bạn có thể được tiêm insulin đường tĩnh mạch (IV). Nếu bạn sử dụng một máy bơm insulin, bạn có thể sử dụng nó trong quá trình chuyển dạ.

Nếu tôi bị bệnh tiểu đường, tôi có thể cho con bú không?

Các chuyên gia khuyên bạn nên cho con bú đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Cho con bú cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé và nó cũng tốt cho các bà mẹ. Nó giúp các bà mẹ mới sinh giảm trọng lượng đã tăng trong thời gian mang thai và làm cho tử cung trở lại kích thước ban đầu một cách nhanh chóng.

Giải thích thuật ngữ

  • Nước ối: Nước trong túi bao quanh thai nhi trong tử cung của người mẹ.
  • Sinh mổ: Sinh em bé thông qua vết rạch ở bụng của người mẹ và tử cung.
  • Đái tháo đường: Một tình trạng mà mức độ đường trong máu quá cao.
  • Đường: Đường hiện diện trong máu và là nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.
  • Đa ối: Một tình trạng, trong đó có sự dư thừa của nước ối trong túi bao quanh thai nhi.
  • Insulin: Một loại hormone làm giảm mức độ glucose (đường) trong máu.
  • Sinh non: Sinh trước 37 tuần của thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/A-Healthy-Pregnancy-for-Women-with-Diabetes

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường niệu ở phụ nữ

(29)
Nhiễm trùng đường niệu xảy ra như thế nào? Hầu hết nhiễm trùng đường niệu bắt đầu ở đường niệu dưới (hay đường niệu thấp), bao gồm niệu đạo ... [xem thêm]

Thời điểm tốt nhất để thử thai

(40)
Người dịch : Trần Thị Trà Giang – Nguyễn Thị Thúy Quỳnh Hiệu Đính: THs.BS.Nguyễn Khánh Linh Thử thai là gì? Thử thai là một xét nghiệm được thiết kế ... [xem thêm]

Các phương pháp giảm đau khi sinh

(95)
“Đau như đau đẻ” là câu nói dân gian hay dùng để nói về sự đau đớn khi chuyển dạ sanh. Đau xé da xé thịt, đau khủng khiếp…, tóm lại là đau thật ... [xem thêm]

Xét nghiệm theo dõi sức khỏe thai nhi

(59)
Tại sao những xét nghiệm đặc biệt lại cần thiết trong quá trình mang thai? Những xét nghiệm đặc biệt trong quá trình mang thai được thực hiện khi thai nhi có ... [xem thêm]

Sẩy thai liên tiếp

(85)
Thế nào là sẩy thai liên tiếp Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện. Tỉ lệ ... [xem thêm]

Bài 13 – Hội chứng buồng trứng đa nang

(84)
Buồng trứng đa nang là gì? Dễ lắm, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản là vậy ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị vô sinh: 9 câu hỏi thường gặp

(20)
Biên dịch: Cao Duy Khang Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Tổng quan chung Với một số người, mang thai có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng với những người khác, ... [xem thêm]

Ra máu tiền mãn kinh và sau mãn kinh

(85)
Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh? Mãn kinh được định nghĩa là sự mất kinh nguyệt (không hành kinh) trong 1 năm. Tuổi mãn kinh trung bình là 51, nhưng giới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN