Vai trò của Magnesium trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai

(3.65) - 82 đánh giá

Vì sao phụ nữ có thai cần bổ sung Magnesium?

Nhu cầu Magnesium tăng lên khi mang thai. Magnesium là một khoáng chất thiết yếu và có nhiều chức năng khác nhau trong thai kì.

Magnesium đóng vai trò tương tự insulin giúp duy trì nồng độ glucose máu ổn định. Magnesium tác dụng hiệp đồng với Canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Magnesium cũng giúp điều hòa lượng Cholesterol và các rối loạn nhịp tim. Sự căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần cũng làm tăng nhu cầu Magnesium.

Sự thiếu hụt Magnesium trầm trọng trong thai kì có thể dẫn tới tiền sản giật (huyết áp cao và co giật), sinh non, tử vong sơ sinh và các dị tật bẩm sinh.

Vì sao Magnesium quan trọng trong thai kì?

Ngoài những lí do chính được đề cập ở trên, Magnesium còn có nhiều tác dụng khác lên thai phụ và thai nhi:

  • Tác động hiệp đồng với Canxi

Cả hai loại khoáng chất này hoạt động phối hợp rất tốt.Trong khi Magnesium làm giãn cơ thì Canxi kích thích sự co cơ. Nồng độ phù hợp của Magnesium có thể giữ cơ tử cung không go cho tới tuần thai thứ 35.

  • Giảm nguy cơ loãng xương

Nồng đồ thích hợp của Magnesium và Canxi giúp quá trình phá hủy xương xảy ra chậm hơn bình thường.

  • Giảm chuột rút

Chuột rút là triệu chứng rất phổ biến trong thai kì. Magnesium giúp làm giảm chuột rút, làm giảm cường độ cơn go Braxton Hicks và góp phần điều trị táo bón.

  • Giảm căng thẳng

Magnesium là lựa chọn tốt nhất để làm giảm căng thẳng và mất ngủ, là những triệu chứng khá phổ biến trong thai kì. Bác sĩ thường kê Magnesium như một chất được bổ sung riêng biệt bên cạnh các loại vitamin.

  • Hỗ trợ sinh đẻ

Khoáng chất này giúp huyết áp ổn định và cải thiện ngưỡng chịu đau, giúp quá trình sinh diễn ra nhẹ nhàng hơn.

  • Giảm buồn nôn

Magnesium có thể điều trị buồn nôn, là một trong những triệu chứng hay gặp nhất của ốm nghén.

  • Điều trị đau đầu

Việc bổ sung Magnesium có thể làm giảm triệu chứng đau nửa đầu trong thai kì. Magnesium giúp giãn mạch máu não, dự phòng tăng acid lactic, chất có thể gây căng thẳng và đau nửa đầu.

  • Giảm nguy cơ bại não

Theo một nghiên cứu được công bố ở Úc, bổ sung Magnesium sulfat cho những phụ nữ có nguy cơ sinh non có thể bảo vệ thai nhi khỏi chứng bại não.

Ảnh hưởng của Magnesium lên thai nhi

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung Magnesium trong thai kì có thể dẫn tới một số lợi ích và bất lợi cho thai nhi:

  • Bổ sung Magnesium có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của bào thai.
  • Cung cấp Magnesium đường uống cải thiện tuần hoàn bào thai.
  • Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ tốt hơn nếu mẹ được bổ sung đầy đủ Magnesium trong quá trình mang thai.

Cần cung cấp bao nhiêu Magnesium trong quá trình mang thai?

Khuyến cáo cung cấp Magnesium hằng ngày trong thai kì là từ 350-360mg. Nếu thai phụ từ 19-30 tuổi thì nên dùng liều 350mg, còn nếu từ 31 tuổi trở lên thì dùng liều 360mg. Nôn, buồn nôn và khó chịu với thức ăn trong thai kì có thể dẫn tới thiếu Magnesium. Vì vậy, việc bổ sung là cần thiết bên cạnh các thức ăn giàu Magnesium trong chế độ ăn khi mang thai.

Những loại thức ăn giàu Magnesium cho phụ nữ có thai

Để cung cấp cho cơ thể đủ lượng Magnesium theo khuyến cáo, thai phụ nên có chế độ ăn phù hợp. Nhiều loại động thực vật, rau xanh, hạt ngũ cốc, đậu, ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm nhiều chất xơ, các thực phẩm bổ sung, đều là những chất giàu Magnesium. Không nên chọn thực phẩm chế biến sẵn… Ngoài ra, Magnesium trong nước dao động từ 1-120mg/L.

Bảng sau đây cung cấp một số loại thức ăn giàu Magnesium cung cấp cho thai phụ:

Thức ăn Miligam Phần trăm
Hạnh nhân, rang khô, 1 aoxơ (28,23g) 20
Rau bina , luộc, ½ chén 78 20
Hạt điều rang khô 1 aoxơ 74 19
Đậu phộng, dầu rang, ¼ chén 63 16
Ngũ cốc, lúa mì thái nhỏ, 2 bánh quy lớn 61 15
Sữa đậu nành 1 chén 61 15
Đậu đen nấu chín ½ chén 60 15
Đậu nành Nhật Bản, bóc vỏ, nấu chín, ½ chén 50 13
Bơ đậu phộng, mịn, 2 muỗng canh 49 12
Bánh mỳ lúa mỳ nguyên chất, 2 lát 46 12
Bơ 1 chén 44 11
Khoai tây, nướng 3,5 aoxơ 43 11
Gạo nấu chín ½ chén 42 11
Sữa chua, chất béo thấp, 8 aoxơ 42 11
Các loại ngũ cốc ăn sáng, được tăng cường 10% do Magnesium 40 10
Đậu, đóng hộp ½ chén 35 9
Chuối 32 8
Cá hồi nấu 3 aoxơ 26 7
Sữa, 1 ly 24-27 6-7
Cá Halibut nấu chín, 3 aoxơ 26 7
Raisins, ½ chén 23 6
Ức gà, rang, 3 aoxơ 22 6
Thịt bò, cơm 90% nạc, luộc, nướng 20 5
Bông cải xanh cắt nhỏ và nấu chín, ½ chén 12 3
Gạo trắng nấu chín/2 chén 10 3
Táo 9 2
Cà rốt 7 2

Hãy lên thực đơn bao gồm những loại thực phẩm này để đảm bảo cung cấp Magnesium cho thai phụ và thai nhi!

Thai phụ cần bổ sung Magnesium không?

Thay vì khi bổ sung một chất nào đó thì ta nên quan sát chế độ ăn hằng ngày. Nhưng liệu bổ sung Magnesium có phải là ý tưởng tốt?

Mọi thứ đưa vào dư thừa đều có thể gây hại cho cơ thể. Thai phụ chỉ nên bổ sung Magnesium nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ Magnesium. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ và chỉ bổ sung khi có chỉ định từ bác sĩ. Thực tế, nhiều bác sĩ kê Magnesium như một phần của vitamin trước sinh

Bổ sung Magnesium có thể có các tác dụng phụ không?

Ít có khả năng sử dụng Magnesium quá nhiều trong thức ăn trong thai kì. Nhưng một khi đã bổ sung Magnesium, thì thai phụ có nguy cơ quá liều Magnesium. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi bổ sung Magnesium:

  • Tiêu chảy và mất nước

Bổ sung Magnesium có thể gây kích thích nhu động ruột ở một vài phụ nữ mang thai, từ đó dẫn tới tiêu chảy, đau quặn bụng và giảm ngon miệng. Nếu tiêu chảy không được điều trị có thể dẫn tới mất nước – một triệu chứng nghiêm trọng của thai kì. Nếu thai phụ đang bổ sung Magnesium và bị tiêu chảy 2-3 ngày thì cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Đau dạ dày

Những triệu chứng hay gặp trong thai kì là buồn nôn và nôn – tức là ốm nghén. Việc bổ sung Magnesium có thể dẫn tới tình trạng tương tự như ốm nghén. Các triệu chứng sẽ giảm trong vài giờ sau điều trị nhưng nếu nó vẫn kéo dài nên báo ngay cho bác sĩ.

  • Tương tác thuốc

Bổ sung Magnesium có thể tương tác với một số thuốc nhất định. Nếu đang sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc đái tháo đường, vv…, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Magnesium.

  • Quá liều

Nếu thai phụ có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi bổ sung Magnesium, đến ngay phòng cấp cứu. Quá liều Magnesium có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng cần lưu ý:

  • Nôn liên tục
  • Rối loạn nhịp tim
  • Khó thở
  • Yếu cơ
  • Hạ huyết áp
  • Lơ mơ

Trong thai kì, cơ thể sản phụ cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Nhưng không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc và các chất bổ sung để đáp ứng nhu cầu này. Hãy ăn uống hợp lý và liên lạc thường xuyên với bác sĩ. Bên cạnh đó, hiểu rõ về muối Magnesium, và lợi ích khi sử dụng trong thai kì.

Magnesium sunfat trong thai kì

Thai phụ được chăm sóc liên tục trong thời gian mang thai. Magnesium sunfat, một muối Magnesium, được sử dụng để dự phòng sinh non và giảm trương lực tử cung.

Chức năng của Magnesium sunfat là gì?

Magnesium sunfat được bào chế theo 2 dạng: viên uống màu trắng và dạng dung dịch để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Dạng uống thường dùng để điều trị táo bón và viêm túi mật.Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lợi mật. Vì vậy, thuốc hiệu quả trong việc làm sạch ruột trong các thủ thuật chẩn đoán và các trường hợp ngộ độc.

Dạng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp được sử dụng để hạ huyết áp và giãn mạch. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, vì vậy giúp bài xuất bớt dịch ra khỏi cơ thể. Thuốc cũng làm giảm trương lực của tử cung.

Magnesium sunfat truyền tĩnh mạch nhỏ giọt được chỉ định khi có các triệu chứng sau trong thai kì:

  • Tăng trương lực cơ tử cung
  • Tăng huyết áp
  • Tiền sản giật liên quan với co giật
  • Phù
  • Huyết khối
  • Ảnh hưởng của thuốc an thần
  • Thiếu Magnesium

Lưu ý:

  • Magnesium sunfat không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu thai kì
  • Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy thuốc hoàn toàn an toàn trong thai kì
  • Chỉ sử dụng theo đơn của bác sĩ.

Magnesium sunfat có tác dụng phụ không?

Magnesium chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn từ 3-7 ngày. Nếu điều trị kéo dài, thuốc có thể tích tụ trong cơ thể gây suy hô hấp và giảm oxy máu của thai nhi. Magnesium có thể kéo Canxi ra khỏi mô xương gây gãy xương trẻ sơ sinh trong quá trình chuyển dạ. Thai phụ nên dừng sử dụng trước khi chuyển dạ.

Magnesium Citrate trong thai kì

Là một loại muối Magnesium, được FDA chấp nhận, phân loại nguy cơ C, tức là không đủ các nghiên cứu có sẵn.

  • Là thuốc nhuận tràng làm tăng các nhu động ruột và cũng có thể là thuốc nhuận tràng thẩm thấu giữ nước trong phân.
  • Có thể được kê cho những bệnh nhân chuẩn bị nội soi đại tràng hay những loại phẫu thuật khác.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng như bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai và chỉ có thể sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các câu hỏi thường gặp

  • Vai trò của Magnesium oxit trong thai kì?

Magnesium oxit là loại bổ sung Magnesium được FDA chấp thuận, được ghi nhận là an toàn ở liều kê đơn. Thuốc được sử dụng để bổ sung hoặc nhuận tràng trong thai kì. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cao không nên dùng thuốc trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.

  • Có thể dùng Magnesium hydroxit trong thai kì không?

Magnesium hydoxit (sữa Magnesium) không được FDA chấp thuận dùng trong thai kì. Không có tài liệu kiểm soát việc sử dụng trong thai kì của thuốc này. Mặc dù có tác dụng nhuận tràng nhưng thuốc chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ.

  • Những cách bổ sung Magnesium khác hay sử dụng trong thai kì?

Magnesium malat và Magnesium glycinat là 2 chất bổ sung Magnesium khác được sử dụng trong thai kì. Tất cả muối Magnesium này chỉ được cho khi xem xét lợi ích đem lại nhiều hơn những rủi ro.

  • Dầu Magnesium có an toàn trong quá trình mang thai không?

Dầu Magnesium là một lựa chọn an toàn trong thai kỳ và giúp điều trị các triệu chứng tiền sản giật. Dầu được hấp thụ qua da, và không đi vào đường tiêu hóa. Dầu có thể được sử dụng như kem dưỡng da, có thể bôi da một đến hai lần.Thai phụ có thể sử dụng 15ml để bôi lên da hoặc thêm vào nước ấm để ngâm mình. Khoảng 120ml có thể sử dụng để tắm. Không giống như muối Magnesium uống có tác dụng lợi tiểu, dầu không gây kích ứng lên đường tiêu hóa

Hãy đảm bảo kiểm tra tất cả các chất bổ sung Magnesiumtrong quá trình mang thai để không vượt quá giới hạn hàng ngày được khuyến cáo.

Tài liệu tham khảo

http://www.momjunction.com/articles/magnesium-rich-foods-you-should-take-during-pregnancy_00106437/#MagnesiumDuringPregnancy2

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Quỳnh Như - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các nguyên nhân thai lưu

(50)
Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP)

(13)
Thế nào là khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (Loop electrosurgical excision procedure (LEEP)) và chỉ định thực hiện? Nếu bạn có kết quả tầm soát ung ... [xem thêm]

Bài 25 – Những chuẩn bị khi tính chuyện có thêm em bé

(89)
Khi đứa con đầu của bạn đã bắt đầu lớn dần, khi ở nhà bắt đầu râm ran câu chuyện về một em bé nữa, bạn sẽ tự hỏi “đây là lúc thích hợp ... [xem thêm]

U xơ tử cung (Nhân xơ tử cung)

(36)
U xơ tử cung là gì? U xơ tử cung là một khối tăng trưởng lành tính (không phải ung thư) phát triển từ mô cơ của tử cung, còn được gọi là u mềm cơ trơn ... [xem thêm]

Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii

(78)
Toxoplasma gondii là gì? Là 1 loài động vật đơn bào nguyên sinh. Ký sinh chủ yếu ở mèo, nó có thể sinh sản và phát triển trong động vật có vú và chim. Xem thêm ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị sinh non

(17)
Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Nếu sản phụ chuyển dạ sinh non, bác sĩ có thể đưa ra một số lời khuyên về điều trị, ... [xem thêm]

Bài 13 – Hội chứng buồng trứng đa nang

(84)
Buồng trứng đa nang là gì? Dễ lắm, “đa” là nhiều – nên buồng trứng đa nang tức là buồng trứng có nhiều nang. Nhưng sự đời không đơn giản là vậy ... [xem thêm]

Polyp cổ tử cung là gì?

(78)
Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Rô Pin Polyp cổ tử cung là những khối phát triển trên kênh cổ tử cung – chỗ nối giữa tử cung với âm đạo. Chúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN