Sử dụng thuốc xịt, hít cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

(3.83) - 96 đánh giá

Khi mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bạn có thể phải sử dụng loại thuốc được đựng trong các ống hít hoặc xịt. Nếu đã sử dụng bình xịt nhưng các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn sẽ cần dùng liều cao hơn hoặc có thể bạn sử dụng bình xịt thuốc không đúng cách. Có nhiều loại bình xịt, hít khác nhau chứa những loại thuốc khác nhau, mỗi loại lại có một cách xài riêng. Bạn nên nắm rõ cách sử dụng thuốc xịt, hít trước khi dùng vì những triệu chứng của bạn có thể thuyên giảm rõ rệt khi sử dụng thuốc đúng cách.

Bí quyết hữu ích khi sử dụng thuốc dạng xịt, hít

Dưới đây là một vài lời khuyên để sử dụng ống xịt, hít một cách chính xác và hiệu quả:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Nếu cần phải xịt, hít nhiều nhát mỗi lần, bạn nên nghỉ giữa mỗi nhát;
  • Đừng hít thở quá nhanh giữa hai nhát xịt;
  • Ngồi thẳng hay đứng thẳng khi sử dụng bình xịt, hít;
  • Lắc bình trước khi xịt hoặc hít;
  • Bắt đầu hít vào ngay sau khi bạn nhấn nút;
  • Hít vào và nín thở trong 10 giây sau đó mới thở ra;
  • Làm sạch bình xịt mỗi tháng. Làm sạch ống ngậm sau mỗi lần sử dụng. Bạn hãy để cho ống tự ráo nước, không nên lấy vải lau cho khô.

Có hai loại bình xịt, hít chính: bình xịt định liều (MDI) và bình hít bột khô (DPI).

Sử dụng bình xịt định liều (MDI)

Bình xịt định liều là loại phổ biến nhất. Khi dùng, bạn sẽ xịt một luồng khí chứa thuốc vào phổi. Phương pháp này khá hiệu quả nhưng đòi hỏi người dùng phải sử dụng bình xịt đúng cách để đem lại kết quả tốt nhất. Một số lỗi nhiều người thường hay mắc phải là quên lắc bình trước khi sử dụng, hít vào quá nhanh hoặc không nín thở đủ 10 giây.

Sử dụng bình hít bột khô (DPI)

Ống hít bột khô dễ sử dụng hơn bởi vì bạn không cần phải bấm nút và hít một cách nhịp nhàng. Nó vẫn hoạt động bằng cách thổi một luồng không khí mang theo thuốc vào phổi của bạn. Nhưng vì thuốc ở dạng bột khô nên bạn sẽ cần phải hít mạnh vào ống ngậm để đưa thuốc vào phổi.

Sử dụng buồng đệm

Buồng đệm là thiết bị được sử dụng để hỗ trợ cho bình xịt, hít. Đây là phần kéo dài của ống ngậm, giúp thuốc di chuyển từ từ vào miệng bạn. Hầu hết trẻ em và người lớn tuổi cần buồng đệm để sử dụng ống xịt, hít hiệu quả hơn. Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu cần phải sử dụng buồng đệm. Giữ sạch buồng đệm bằng cách rửa nước ấm và để buồng đệm tự khô qua đêm. Bạn không nên sử dụng vải để lau khô.

Các bước làm sạch bình xịt, hít

Điều quan trọng là người bệnh phải giữ cho bình xịt, hít sạch sẽ, đặc biệt là phần ống ngậm. Dưới đây là một số bước giúp bạn giữ ống hít sạch.

  • Tháo bình đựng thuốc bằng kim loại ra khỏi phần ống ngậm;
  • Không để cho ống xịt, hít bị tắc nghẽn;
  • Vệ sinh ống ngậm và nắp bằng nước ấm;
  • Để các bộ phận tự khô qua đêm sau khi vệ sinh (không sử dụng vải để lau khô);
  • Khi các bộ phận đã khô, hãy đặt phần hộp thuốc vào bên trong và đậy nắp lại;
  • Không rửa bất kỳ bộ phận nào khác.
  • Những lời khuyên trên sẽ giúp bạn sử dụng thuốc xịt, hít hiệu quả nhất có thể. Từ đó làm giảm triệu chứng và những đợt bùng phát của bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ và sử dụng thuốc ngay tại phòng khám để bác sĩ kiểm tra trước khi tăng liều thuốc. Các bác sĩ có thể giúp bạn biết bạn thao tác sai ở điểm nào.

    Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

      Đánh giá:

      Bài viết liên quan

      Bạn nên làm gì khi con kén ăn?

      (40)
      Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

      Trẻ mắc ung thư gan cần những loại dưỡng chất nào?

      (85)
      Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

      Sự thật về những số liệu đái tháo đường, bạn đã biết chưa?

      (39)
      14 tháng 11 là ngày Đái tháo đường Thế giới. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm giúp mọi người hiểu rõ về đái tháo đường cũng như ngăn chặn nguy cơ gia ... [xem thêm]

      Xăm môi nên ăn gì và kiêng gì để môi đẹp như ý?

      (91)
      Khi thực hiện một liệu trình hoặc một phương pháp thẩm mỹ, bên cạnh việc chọn trung tâm thẩm mỹ phù hợp, bạn cũng nên biết mình cần ăn gì và không nên ... [xem thêm]

      Xét nghiệm vô sinh: Những thông tin cần biết

      (86)
      Ngày nay, vô sinh là vấn đề mà nhiều người đang phải đối mặt, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề như trên và không ... [xem thêm]

      Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

      (89)
      Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành ... [xem thêm]

      10 bài tập thể dục trên giường bạn có thể thực hiện mỗi sáng

      (23)
      Bạn muốn tập thể dục nhưng mỗi sáng chẳng thể chiến thắng cảm giác lười biếng và cơn buồn ngủ? Hãy tập thể dục trên giường!Tập luyện thể thao ... [xem thêm]

      Trổ tài nấu cháo dinh dưỡng cho bé cực ngon

      (44)
      Việc mỗi ngày phải nấu vài món cháo dinh dưỡng cho con đổi vị khiến bạn tốn nhiều thời gian song lại không ngon như cháo bán sẵn. Để nấu được bát cháo ... [xem thêm]

      DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN