Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

(4.2) - 89 đánh giá

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành động rất thường gặp ở con trẻ.

Tuy nhiên, khi nhận thấy con mình có những hành vi trên ở mức độ thường xuyên và nghiêm trọng, ảnh hưởng sinh hoạt và học tập của trẻ, bạn đừng bỏ qua vì có thể trẻ mắc ADHD (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD, Chứng tăng động giảm chú ý). Hiện có nhiều ngộ nhận về ADHD, cần được làm rõ để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đó là những hiểu lầm gì? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, trẻ mắc ADHD có thể có kết quả học tập kém, trẻ sẽ gặp những khó khăn trong cuộc sống như thất nghiệp, hiệu suất làm việc kém, gặp khó khăn tài chính, rắc rối với pháp luật, nghiện rượu (34.6%)*, hoặc các chất lạm dụng khác (23.1%)*, thường xuyên gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác (37%)**, các mối quan hệ không ổn định, sức khỏe thể chất và tinh thần kém, bề ngoài nhếch nhác, muốn tự tử… (* theo nghiên cứu của Paul Hammerness và cộng sự trên Journal of Atttention Disorders 20/12/2012, ** theo AAP).

Để tránh những điều này xảy ra, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thấy con có các dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD, bạn hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Sau đây là các lầm tưởng phổ biến về ADHD. Hiểu rõ về ADHD, bạn sẽ giúp con phát triển toàn diện và có tương lai tốt đẹp hơn.

Lầm tưởng 1: ADHD không phải là một tình trạng bệnh thực sự

Sự thật: Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đều công nhận ADHD là một tình trạng bệnh.

Nghiên cứu cho thấy ADHD là một bệnh di truyền. Cứ 4 người bị ADHD thì 1 người có bố, mẹ bị ADHD. Các nghiên cứu trên hình ảnh cho thấy sự khác biệt về phát triển trí não giữa những đứa trẻ mắc ADHD và những đứa trẻ không bị bệnh này.

Lầm tưởng 2: ADHD là kết quả của việc nuôi dạy con không đúng cách

Sự thật: Trẻ em bị ADHD thường phải vật lộn với một số hành vi nhất định. Những người không biết bạn hay tình trạng bệnh của con bạn, có thể quy kết hành vi của con bạn là thiếu kỷ luật, không được dạy dỗ tốt. Họ không biết rằng những lời nói không phù hợp hoặc liên tục không ở yên một chỗ là dấu hiệu của bệnh ADHD, chứ không phải do nuôi dạy con không đúng cách.

Lầm tưởng 3: Trẻ bị ADHD chỉ cần cố gắng chú ý nhiều hơn

Sự thật: Muốn đứa trẻ ADHD cố gắng chú ý không phải là chuyện dễ dàng. Đây không phải là vấn đề về động lực hay do trẻ lười biếng.

Yêu cầu trẻ ADHD tập trung cũng giống như bạn yêu cầu một người cận thị không đeo kính mà nhìn xa. Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mạng lưới dây thần kinh trong não của trẻ bị ADHD với trẻ bình thường. Mạng lưới thần kinh của trẻ bị ADHD có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn.

Lầm tưởng 4: Trẻ bị ADHD không bao giờ tập trung được

Sự thật: Dù trẻ nhỏ dễ bị phân tâm nhưng nếu trẻ rất thích làm một việc gì đó như xem tivi hoặc chơi một món đồ chơi yêu thích thì trẻ cũng có thể rất tập trung vào việc đó.

Tuy nhiên, những trẻ bị ADHD cố gắng tập trung cao độ cũng không thể bằng một đứa trẻ không bị ADHD.

Lầm tưởng 5: Tất cả trẻ bị ADHD đều tăng động

Sự thật: Không phải tất cả trẻ bị ADHD đều tăng động hoặc bốc đồng. Có ba loại ADHD. Một trong số đó là ADHD dạng trội về giảm chú ý (còn được gọi là ADD – Attention Deficit Disorder). Trẻ chủ yếu gặp khó khăn trong việc chú ý và dễ bị phân tâm, không có những biểu hiện của tăng động.

Lầm tưởng 6: Chỉ có bé trai bị ADHD

Sự thật: Dù các bé trai được chẩn đoán mắc ADHD cao gấp hai lần so với các bé gái, nhưng điều đó không có nghĩa là bé gái không mắc ADHD. Bé gái dễ bị bỏ qua và không được chẩn đoán bệnh.

Bé gái có biểu hiện bệnh khác bé trai. Bé gái bị ADHD ít gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự tăng động và bốc đồng so với bé trai. Trẻ có vẻ mơ mộng nhiều hơn.

Lầm tưởng 7: Bé gái bị ADHD không bao giờ tăng động

Sự thật: Dù bé gái ít gặp rắc rối với chứng tăng động hơn bé trai, nhưng không có nghĩa là bé gái không bao giờ hiếu động.

Bé gái có thể quá nhạy cảm hoặc quá xúc động. Bạn có thể nhận ra bằng cách thấy trẻ hay cắt ngang lời người khác hoặc nói chuyện nhiều hơn các bé gái khác. Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ rằng những hành vi này là dấu hiệu của ADHD. Do đó, các bé gái bị ADHD thường bị bỏ qua và không được chẩn đoán mắc bệnh.

Lầm tưởng 8: Tâm lý giáo dục là cách duy nhất để điều trị ADHD

Sự thật: Tăng động giảm chú ý không phải rối loạn tâm lý thông thường do tác nhân bên ngoài. Thế nên, việc chỉ chẩn đoán và chữa trị tâm lý giáo dục đơn thuần không thể mang hiệu quả tối ưu. Quá trình điều trị tốt nhất cần kết hợp giữa thuốc và tâm lý trị liệu. Một số loại thuốc đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc điều trị cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý như Methylphenidate.

Hiện nay, thuốc đặc hiệu điều trị ADHD (Methylphenidate) đã có trong danh mục thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán. Điều này giúp phụ huynh giảm bớt nỗi lo về chi phí khi điều trị bệnh cho con.

Lầm tưởng 9: ADHD sẽ tự hết khi lớn lên

Sự thật: Có khoảng 65% trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý vẫn tiếp tục tồn tại triệu chứng khi trưởng thành. Nếu phát hiện muộn, việc chữa trị sẽ gặp khó khăn, về lâu dài ảnh hưởng cuộc sống nghiêm trọng của trẻ, thậm chí còn sinh ra hành vi phạm tội, nghiện ngập, đua xe tốc độ…

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu thêm bệnh ADHD. Ngoài ra, để giúp các bậc phụ huynh không còn những ngộ nhận về ADHD, Hội Bác sĩ gia đình TP. HCM sẽ tổ chức buổi hội thảo với chuyên đề: Chăm sóc trẻ mắc bệnh ADHD (Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý) vào lúc 8 giờ ngày 14/9/2019. Chương trình do các thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần tại các bệnh viện trình bày. Nội dung gồm có:

  • Bài 1: Những điều cần biết về ADHD: ThS–BS. Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1
  • Bài 2: Những ngộ nhận & không nhận về ADHD: BS–CK2. Thái Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2
  • Bài 3: Hành trình tối ưu cho trẻ ADHD, ThS–BS. Nguyễn Thị Giang, Trưởng khoa Tâm thần Nhi, Bệnh viện Tâm thần TP. HCM

Bạn nghi ngờ con bị ADHD hoặc đã được chẩn đoán ADHD, hoặc bạn là người quan tâm đến vấn đề này? Mời bạn đến tham gia chương trình tại Hội trường Ủy Ban nhân dân quận 10, số 1 Thành Thái, P. 14, Q. 10, TP. HCM. Chương trình hoàn toàn miễn phí và khuyến cáo phụ huynh hạn chế dẫn trẻ em đi kèm, để khách mời có thể tập trung lắng nghe các chuyên đề báo cáo và có thời gian thảo luận cùng với các bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu có nên ăn quả lê trong thời gian mang thai?

(96)
Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên bao gồm nhiều loại trái cây lành mạnh. Nhiều người trong chúng ta thích thưởng thức một miếng lê mát lạnh vào ... [xem thêm]

HIV và bệnh tim

(69)
Tìm hiểu chungMỡ máu cao (máu nhiễm mỡ) là bệnh gì?Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa nhài: Không chỉ thơm mà còn lợi hại

(84)
Tinh dầu hoa nhài là loại tinh dầu được chiết xuất từ những bông hoa nhài trắng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y tế hoặc sản xuất nước hoa. ... [xem thêm]

Thai nhi 31 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(72)
Sự phát triển của thai nhi 31 tuần tuổiThai nhi 31 tuần tuổi phát triển như thế nào?Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ một quả dừa, nặng khoảng 1,5kg và dài ... [xem thêm]

Tắm nước nóng khi mang bầu: nguy hiểm không ngờ

(66)
Tắm có thể giúp bạn thư giãn và giảm đau cơ mà không gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đang mang thai, khi tắm phòng tắm hơi, tắm ... [xem thêm]

Vóc dáng đẹp hơn chỉ với nhảy dây

(11)
Những trò trẻ con ngày xưa bạn từng chơi là gì? Là trò trốn tìm, tạt lon, bắn bi cùng những bạn chung xóm hay nhảy dây đủ kiểu với nhảy dây đơn, nhảy ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh?

(43)
Dinh dưỡng trong thai kỳ là chủ đề luôn được quan tâm, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi ... [xem thêm]

Những nguy cơ lây nhiễm nấm ngoài da

(90)
Bất cứ ai trong chúng ta đều có nguy cơ nhiễm nấm ngoài da, đặc biệt là việc tiếp xúc ở nơi công cộng, khi cơ thể có vết trầy xước và một số trường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN