Xét nghiệm vô sinh: Những thông tin cần biết

(4.5) - 86 đánh giá

Ngày nay, vô sinh là vấn đề mà nhiều người đang phải đối mặt, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ. Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề như trên và không biết chắc rằng mình có đang mắc bệnh vô sinh hay không? Nếu mắc phải thì làm sao để giải quyết căn bệnh này?

Nếu mắc phải những dấu hiệu này, bạn cần xét nghiệm vô sinh

Thông thường các cặp vợ chồng sẽ đi xét nghiệm vô sinh sau khoảng 6 tháng – 1 năm quan hệ đều đặn mà không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng vẫn chưa có tin vui. Đặc biệt, vợ chồng bạn phải làm xét nghiệm vô sinh nếu một trong hai người trước đây bị nhiễm khuẩn đường sinh dục hay viêm nhiễm khung chậu hoặc uống diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp trong khi mang thai). Nếu bạn đang sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc chuyển giao tử vào ống dẫn trứng (GIFT), bạn cũng nên làm xét nghiệm này.

Hầu hết đối tượng là xét nghiệm vô sinh là nữ giới với các vấn đề:

  • Dưới 35 tuổi nhưng không thể mang thai dù sau 1 năm đã nỗ lực để có con;
  • Trên 35 tuổi nhưng không thể mang thai dù sau 6 tháng cố gắng có con;
  • Trì hoãn mang thai cho đến sau 35 tuổi;
  • Có tiền sử sảy thai 3 lần hoặc hơn;
  • Điều trị lạc nội mạc tử cung;
  • Có tắc nghẽn hoặc sẹo vòi trứng;
  • Được chẩn đoán ung thư trong thời kì sinh sản;
  • Chu kì kinh bất thường;

Với nam giới, nếu lượng tinh trùng thấp, chuyển động kém, hình thái bất thường hoặc tinh hoàn ẩn, bạn cũng nên làm xét nghiệm.

Xét nghiệm vô sinh diễn ra như thế nào?

Vào buổi hẹn đầu tiên của hai vợ chồng với bác sĩ vô sinh, bạn sẽ được hỏi một vài câu hỏi các vấn đề liên quan đến sinh sản, do đó nên chuẩn bị những thông tin như :

  • Chu kì kinh của bạn như thế nào ?
  • Gia đình bạn có ai từng mắc phải các vấn đề về sinh sản không?
  • Bạn có đang uống bất kì loại thuốc trị căn bệnh đặc biệt nào không?

Bên cạnh đó, lối sinh hoạt của vợ chồng bạn cũng là một câu hỏi để bác sĩ tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Nếu người chồng làm việc trong môi trường nóng bức và thường xuyên phải ngồi thì có nguy cơ vô sinh cao hơn bởi điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh của tinh hoàn. Nếu anh ấy làm việc trong môi trường hóa học, phóng xạ, sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc thuốc phiện cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Sau khi xem tiền căn của bạn, bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm. Phụ nữ sẽ có nhiều xét nghiệm hơn đàn ông, nhưng cả hai vợ chồng đều phải làm xét nghiệm.

Với nam giới, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm cơ bản là làm tinh dịch đồ (SA) để chẩn đoán vô sinh ở nam giới. Khi bạn phóng tinh, bác sĩ sẽ đếm tinh trùng trong lượng tinh dịch này và xét nghiệm.

Với phụ nữ, bạn sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm phết cổ tử cung (nếu gần đây bạn đã được xét nghiệm thì không cần) ;
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán miễn dịch cơ thể với Rubella. Nhiễm Rubella khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây dị tật ở thai nhi;
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán miễn dịch với thủy đậu vì bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi;
  • Xét nghiệm nước tiểu tầm soát nhiễm Chlamydia, nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs) có thể làm tắc nghẽn vòi Fallop;
  • Xét nghiệm máu khi phóng trứng;
  • Xét nghiệm máu để chẩn đoán cân bằng hormone nếu chu kì kinh của bạn bất thường.

Nếu bạn đang phân vân liệu vợ hay chồng có nguy cơ vô sinh cao hơn thì câu trả lời là vô sinh một phần do chồng, một phần do vợ và một phần còn lại vẫn còn là chưa được xác định. Cách tốt nhất là vợ chồng bạn nên cùng nhau đến xét nghiệm vô sinh để tìm ra vấn đề và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp giải quyết phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vai trò của dây rốn: Nguồn cung cấp sự sống cho thai nhi

(38)
Dây rốn kết nối mẹ với cơ thể thai nhi, chứa tế bào gốc nhiều gấp 10 lần so với tủy xương ở người lớn. Thực tế, khi được nuôi dưỡng và bảo vệ ... [xem thêm]

3 bước đơn giản để có làn da trắng mịn

(26)
Dưới cái nắng oi bức ở Việt Nam, làn da của bạn có thể bị thâm sạm và trông mất đi vẻ đẹp quyến rũ. Vậy bạn đã biết những cách làm sáng da để ... [xem thêm]

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi và chế độ ăn của mẹ bầu

(16)
Thai nhi 7 tháng tuổi sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi đáng kể khi kích thước vòng bụng tăng lên nhanh chóng cùng với ... [xem thêm]

10 tư thế yoga tăng khả năng thụ thai hiệu quả

(20)
Yoga được biết đến như một phương pháp tuyệt vời đem lại sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần cho người tập. Mới đây, yoga còn được cho là có ... [xem thêm]

Hướng dẫn tập yoga chữa bệnh trầm cảm tại nhà

(91)
Yoga trị liệu là phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể áp dụng cho chứng trầm cảm. Nếu bị trầm cảm nhẹ hoặc không muốn đến bác sĩ tâm lý, bạn có ... [xem thêm]

Bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?

(75)
Bệnh suy giáp nên ăn gì? Đây là vấn đề chung mà nhiều người đang thắc mắc. Thực tế, thực phẩm không thể chữa lành căn bệnh này, nhưng sự kết hợp ... [xem thêm]

Áp lực công việc: Bạn chiến đấu hay bỏ chạy?

(47)
Đối mặt với áp lực công việc, bạn có thể muốn “bỏ chạy” khi cảm thấy mình quá lao tâm và lao lực. Thế nhưng, nếu bạn đủ dũng cảm ở lại ... [xem thêm]

Cho con ăn gì và không ăn gì để có hàm răng chắc khỏe?

(85)
Để bé yêu phát triển một cách toàn diện nhất, mẹ không thể không chăm sóc răng miệng cho bé. Một hàm răng chắc khỏe không chỉ giúp bé luôn khỏe mạnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN