Succinylcholine

(3.78) - 70 đánh giá

Tên gốc: succinylcholine, suxamethonium

Tên biệt dược: Anectine®, Quelicin®

Phân nhóm: thuốc giãn cơ

Tác dụng

Tác dụng của thuốc succinylcholine là gì?

Thuốc succinylcholine thường được sử dụng để làm giãn cơ trong quá trình phẫu thuật hoặc khi sử dụng máy thở. Thuốc cũng được sử dụng để gây tê hoặc dùng khi đặt nội khí quản.

Succinylcholine là thuốc giãn cơ khử cực. Thuốc hoạt động bằng cách gây tê liệt các cơ mặt và cơ xương vận động.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc succinylcholine cho người lớn như thế nào?

Liều nạp: bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch 0,3-1,1mg/kg hoặc tiêm bắp 3-4 mg/kg.

Liều tác dụng ngắn: bạn sẽ được tiêm 0,6mg/kg.

Liều tác dụng kéo dài: bạn sẽ được truyền tĩnh mạch 0,04-0,07mg/kg mỗi 5-10 phút hoặc 2,5mg/phút.

Liều dùng thuốc succinylcholine cho trẻ em như thế nào?

Liều nạp: trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch 1-2mg/kg hoặc tiêm bắp sâu 3-4mg/kg.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc succinylcholine như thế nào?

Thuốc chỉ được sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc succinylcholine?

Bạn cần báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ thường gặp như tăng lượng nước bọt, đau cơ sau phẫu thuật, co giật cơ bắp.

Bạn đi khám ngay nếu có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra, bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (nổi mẩn, phát ban, ngứa, khó thở, co thắt ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Tức ngực;
  • Ngất xỉu;
  • Thở nhanh;
  • Nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều;
  • Nhiệt độ cơ thể cao;
  • Tăng áp lực trong mắt;
  • Khó thở;
  • Đau cơ trầm trọng;
  • Đau đầu nặng hoặc dai dẳng;
  • Thở chậm hoặc yếu;
  • Co cứng cơ hàm hoặc các cơ khác.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc succinylcholine, bạn nên lưu ý những gì?

Succinylcholine có thể gây tăng thân nhiệt cấp tính và tử vong. Các triệu chứng có thể bao gồm nhịp tim nhanh, thở nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, co thắt hay cứng cơ hàm hoặc các cơ khác. Bạn báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này.

Bạn báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết nếu đã được tiêm succinylcholine trước được điều trị bệnh lý nào khác hoặc phẫu thuật.

Bạn cũng cần báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn dị ứng với bất cứ thành phần nào của succinylcholine;
  • Bạn bị bỏng nặng, chấn thương, tổn thương thần kinh hoặc tổn thương cơ trong thời gian gần đây;
  • Bạn hoặc gia đình bạn có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý như bệnh về cơ hoặc tăng thân nhiệt cấp tính.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc succinylcholine trong những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc succinylcholine có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc succinylcholine có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc succinylcholine bao gồm:

  • Digoxin, vì nguy cơ rối loạn nhịp tim có thể tăng lên;
  • Aminoglycosid (gentamicin), aprotinin, các thuốc chẹn beta-adrenergic (propranolol), chloroquine, clindamycin, cyclophosphamide, glucocorticoid (prednisone), lidocaine, lithium, muối magiê, metoclopramide, thuốc tránh thai dạng uống, oxytocin, procainamide, promazine, quinidine, quinine, terbutaline hoặc trimethaphan, vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của succinylcholine.

Thuốc succinylcholine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu hay thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc succinylcholine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt nào, đặc biệt là:

  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (như phát ban nghiêm trọng, phát ban, khó thở, chóng mặt) với một thuốc chống rung nhĩ thần kinh khác (ví dụ như pancuronium);
  • Bệnh tăng nhãn áp, các vấn đề về chất điện phân trong máu (ví dụ như lượng kali cao hoặc thấp, lượng canxi thấp), các vấn đề về gan hoặc thận, khối u lan tỏa, nhiễm trùng, thiếu máu, vấn đề về tuyến giáp, dạ dày hoặc ruột loét, suy tim, giảm hoạt động hoặc thiếu cholinesteraza huyết tương, gãy xương, co thắt cơ;
  • Bị mất nước hoặc gần đây đã có phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt;
  • Tiền sử nhiễm trùng dạ dày hoặc xuất huyết não.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc succinylcholine như thế nào?

Thuốc succinylcholine được bảo quản bởi các chuyên viên y tế ở nhiệt độ 2-80C, tránh ẩm, tránh ánh sáng.

Dạng bào chế

Thuốc succinylcholine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc succinylcholine có dạng dung dịch tiêm truyền với hàm lượng 20mg/ml và 100mg/ml.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc levodropropizine

(41)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc levodropropizine là gì?Levodropropizine thuộc nhóm thuốc chống ho. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc này để giảm ho cho ... [xem thêm]

Thuốc Mucitux®

(92)
Tên gốc: eprazinone dichlorhydrate, saccarose, lactoseTên biệt dược: Mucitux®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Mucitux® là gì?Thuốc Mucitux® chứa ... [xem thêm]

Pylobact®

(56)
Tên gốc: clarithromycin, omeprazole và tinidazoleTên biệt dược: Pylobact®Phân nhóm: thuốc kháng sinh a-xít, chống trào ngược và chống loétTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Metolazone

(54)
Tác dụngTác dụng của metolazone là gì?Metolazone là một thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước tiểu của bạn, giải phóng lượng nước dư thừa của cơ thể. ... [xem thêm]

Thuốc Eurax®

(14)
Tên gốc: crotamitonTên biệt dược: Eurax®Phân nhóm: thuốc kháng histamin/chống ngứa dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc Eurax® là gì?Bạn dùng thuốc Eurax® ... [xem thêm]

Liverstad

(70)
Thành phần: silymarin (dưới dạng cao cardus marianus) 70mgPhân nhóm: thuốc thông mật, tan sỏi mật & bảo vệ ganTên biệt dược: LiverstadTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc ranitidine

(22)
Tên gốc: ranitidine/ranitidin (Việt Nam)Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc ranitidine là gì?Thuốc ranitidine, còn có tên gọi ranitidin ở Việt Nam, được sử dụng để ... [xem thêm]

Thuốc Biolac

(74)
Tên hoạt chất: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus sporogenes, Lactobacillus kefirTên biệt dược: BiolacTác dụng của thuốc BiolacThuốc Biolac có tác dụng gì?Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN