Phụ nữ mang thai ăn tỏi có an toàn không?

(3.67) - 64 đánh giá

Tỏi là một trong những loại gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn tỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trong một số món ăn như thịt lợn rán, rau muống xào tỏi, bánh mì bơ tỏi, tôm rim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…, tỏi góp phần làm cho món ăn dậy mùi thơm ngon, hấp dẫn. Với người bình thường, việc ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng (mangan, vitamin B1, B6, C, selen, chất xơ, canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt…) nhưng lại ít calorie, giảm huyết áp, giảm nguy cơ gây bệnh tim… Còn với mẹ bầu, việc ăn tỏi này có thật sự mang lại lợi ích?

Tỏi có an toàn cho thai phụ?

Trong văn hóa ẩm thực ở các nước, mẹ bầu vẫn có thể ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tỏi được xem là an toàn khi thai phụ chỉ ăn một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu ăn hoặc sử dụng tỏi với lượng lớn (dùng tỏi để chữa bệnh) trong thời kỳ mang thai, điều này có thể không an toàn. Do đó, tốt nhất, bà bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày.

Ăn tỏi trong thời gian mang thai có lợi gì?

Bình thường, ăn tỏi đã tốt cho sức khỏe, còn khi mang thai, tỏi vẫn có một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để chắc chắn về độ an toàn, bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ khám thai của mình. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn tỏi dành cho thai phụ:

1. Ngăn ngừa rụng tóc

Tỏi có chứa một lượng lớn allicin là một hợp chất của lưu huỳnh. Nó giúp ngăn ngừa rụng tóc và tóc thưa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của tóc mới.

2. Giảm huyết áp và cholesterol

Bên cạnh đó, chất allicin trong tỏi cũng là một cách tuyệt vời để giúp giảm mức cholesterol của cơ thể và giữ trong tầm kiểm soát. Hợp chất allicin giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

3. Phòng chống ung thư

Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già.

4. Hiệu quả chống lại cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng

Tỏi có thể giúp làm giảm các vi khuẩn có hại trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, tỏi có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm cảm lạnh và cúm.

5. Giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo

Tỏi có thể giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo bao gồm nấm Candida mạn tính, hội chứng quá mẫn cảm với nấm men.

Tác dụng phụ tiềm ẩn

Dù tỏi có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, tỏi có thể gây phản ứng tiêu cực. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên cẩn thận khi ăn tỏi:

  • Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào.
  • Bạn cảm thấy không thoải mái trong dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn tỏi. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ, bạn hãy đi khám ngay để có cách chữa trị kịp thời.
  • Nếu bị huyết áp thấp, bạn không nên dùng tỏi vì tỏi làm giảm huyết áp.
  • Tỏi có đặc tính làm loãng máu, có nghĩa là đôi khi nó làm máu chảy rất nhiều và khó cầm, đặc biệt trong trường hợp phẫu thuật. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn lượng tỏi có thể ăn để tránh biến chứng xảy ra (có thể ăn 4 tép tỏi/ngày).

Tỏi là một loại thực phẩm kỳ diệu cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Nếu không sử dụng đúng liều lượng, tỏi có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi mang thai. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn tỏi trong thai kỳ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh báo về tập thể dục khi mang thai

(51)
Nhiều bà bầu vẫn duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động nào ... [xem thêm]

Những thực phẩm tốt và không tốt cho gan bạn cần biết

(72)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp điều trị viêm amidan tại nhà dành cho trẻ

(57)
Bạn cũng nên biết các mẹo nhỏ giúp điều trị viêm amidan tại nhà bên cạnh việc cho bé uống thuốc để con yêu mau chóng khỏi bệnh.Thời tiết trở lạnh cũng ... [xem thêm]

Giảm cân khi mang thai thế nào để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé?

(93)
Việc phải giảm cân khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ bầu bị thừa cân và cần kiểm soát cân nặng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và các ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không thể quên tình yêu đầu tiên

(64)
Tình yêu đầu tiên không chỉ đánh dấu một giai đoạn trái tim bạn biết rung động bởi một ai đó mà còn để lại những cảm xúc ngọt ngào khó quên. Tại sao ... [xem thêm]

10 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả và an toàn

(48)
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến. Tuy nhiên, nó lại không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp. Ngoài các biện ... [xem thêm]

Cứ hiểu nhầm 9 điều này sẽ không thể làm vợ “lên đỉnh”

(73)
Cơ thể của người phụ nữ là quà tặng của tạo hóa và chứa đựng vô vàn ẩn số mà các chàng luôn muốn giải mã. Nhiều người phụ nữ cũng không hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN