Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh

(4.02) - 13 đánh giá

Tên hoạt chất: Cao rẻ quạt, cao bán biên liên, cao bồ công anh, cao sói rừng

Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợ

Tên thương hiệu: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh

Tác dụng của Tiêu Khiết Thanh

Tác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là gì?

Với thành phần chính từ cao rẻ quạt, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh giúp mọi người lấy lại giọng nói trong sáng sau những ngày bị khản tiếng, mất tiếng. Cụ thể, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh có một số công dụng như:

  • Giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.
  • Giúp tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, làm trong sáng giọng nói.

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh còn được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Liều dùng Tiêu Khiết Thanh

Liều dùng Tiêu Khiết Thanh cho người lớn như thế nào?

Phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng, viêm đường hô hấp trên:

  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1–2 viên.

Hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, viêm đường hô hấp trên:

  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2–3 viên.

Liều dùng Tiêu Khiết Thanh cho trẻ em như thế nào?

  • 13 tuổi: Ngày 1 viên.
  • 36 tuổi: Ngày 2 viên, chia 2 lần.
  • 612 tuổi: Ngày 3 viên, chia 2 lần.
  • > 12 tuổi uống liều bình thường, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 23 viên.

Cách dùng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Bạn nên dùng Tiêu Khiết Thanh như thế nào?

Bạn uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 giờ và duy trì sử dụng thường xuyên, liên tục trong khoảng từ 2 tuần – 2 tháng để có kết quả tốt nhất. Bạn nên dùng nhắc lại 2–3 đợt mỗi năm để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.

Tác dụng phụ của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Tiêu Khiết Thanh có những tác dụng phụ nào?

Rất nhiều người bị khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản… đã sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh và cải thiện tình trạng. Họ cũng phản hồi lại rằng chưa gặp tác dụng không mong muốn nào. Do vậy, người dùng có thể yên tâm sử dụng Tiêu Khiết Thanh lâu dài.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng Tiêu Khiết Thanh

Trước khi sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh, bạn nên lưu ý những gì?

Khi sử dụng sản phẩm, nếu muốn có hiệu quả cao nhất, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với một số lưu ý sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Uống đủ nước để làm ẩm niêm mạc họng, thanh quản
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích
  • Không lạm dụng giọng nói, nói quá nhiều, la hét lớn
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường thể lực

Những đối tượng phù hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh gồm:

  • Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính: viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, viêm amidan…

Tương tác có thể xảy ra với Tiêu Khiết Thanh

Tiêu Khiết Thanh có thể tương tác với những thuốc nào?

Hiện tại, chưa có trường hợp nào được ghi nhận về tương tác giữa sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với các loại thuốc điều trị. Tốt nhất, khi bạn kết hợp sử dụng Tiêu Khiết Thanh với các loại thuốc khác thì nên uống cách nhau 2 giờ.

Tiêu Khiết Thanh có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh có nguồn gốc từ tự nhiên nên không tương tác với thực phẩm, đồ uống nào. Tuy nhiên, khi bị khản tiếng, mất tiếng, đau họng do viêm đường hô hấp trên bạn không nên sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn, không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh bệnh nặng thêm.

Bảo quản sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Bạn nên bảo quản sản phẩm Tiêu Khiết Thanh như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Dạng bào chế của Tiêu Khiết Thanh

Tiêu Khiết Thanh có dạng và hàm lượng như thế nào?

Tiêu Khiết Thanh được bào chế dưới dạng viên nén, dùng để uống. Hàm lượng hoạt chất có trong 1 viên Tiêu Khiết Thanh như sau:

  • Cao Rẻ quạt……………….20mg
  • Cao Bán biên liên……….300mg
  • Cao Bồ công anh…………50mg
  • Cao Sói rừng………………50mg

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Amoxicillin - Clarithromycin - Lansoprazole

(42)
Tên gốc: Amoxicillin – Clarithromycin – LansoprazolePhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụngTác dụng của thuốc Amoxicillin – Clarithromycin ... [xem thêm]

Famciclovir

(42)
Tác dụngTác dụng của famciclovir là gì?Famciclovir được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một số loại virus. Famciclovir điều trị ... [xem thêm]

Thuốc Gemron Gold®

(53)
Tên gốc: vitamin A phối hợp với các vitamin khác và các chất khoángTên biệt dược: Gemron Gold®Phân nhóm: vitamin &/khoáng chấtTác dụngTác dụng của thuốc Gemron ... [xem thêm]

Thuốc natri thiosulfat

(17)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc natri thiosulfat là gì?Bạn có thể sử dụng natri thiosulfat để làm giảm một số các tác dụng phụ của thuốc cisplatin (một ... [xem thêm]

Thuốc Phenergan® Cream

(61)
Tên gốc: promethazineTên biệt dược: Phenergan® CreamPhân nhóm: thuốc kháng histamin/chống ngứa dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc Phenergan® Cream là ... [xem thêm]

Buclizine

(50)
Tác dụngTác dụng của buclizine là gì?Buclizine là một thuốc kháng histamin được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say ... [xem thêm]

Helinzole®

(38)
Thành phần: omeprazolePhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: Helinzole®Tác dụng của thuốc Helinzole®Tác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Dầu xoa bóp Antiphlamine

(88)
Tên hoạt chất: Methyl salicylate, L–mentholTên biệt dược: YuhanAntiphlamine STác dụng của thuốc AntiphlamineTác dụng của thuốc Antiphlamine là gì?Thuốc Antiphlamine ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN