Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ

(3.81) - 70 đánh giá

Sứt môi là một dạng dị tật bẩm sinh khi các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác. Các đường tách khác có thể hình thành trong vòm miệng. Sứt môi và hở hàm ếch có thể diễn ra riêng lẻ hoặc cùng lúc trên cùng một người (sứt môi và hở hàm ếch). Tình trạng này diễn ra ngay trong thời kì phát triển thai nhi và trở thành dị tật. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc do hậu quả của tác nhân bên ngoài ảnh hưởng lên người mẹ trong thời kì mang thai.

Đâu là dấu hiệu và triệu chứng của sứt môi và hở hàm ếch?

Thông thường, sứt môi, hở hàm ếch trong môi hay vòm miệng có thể được nhận diện ngay lập tức sau khi đứa trẻ được sinh ra với các biểu hiện sau:

  • Trên môi hoặc vòm miệng xuất hiện vết nứt, gây ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên của khuôn mặt;
  • Vết nứt xuất hiện như một khe nhỏ trên môi hoặc có thể kéo dài từ môi xuyên qua nướu trên và vòm miệng rồi dừng lại ở phần dưới mũi;
  • Vết nứt xuất hiện trên vòm miệng nhưng không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.

Loại hở hàm ếch ít phổ biến là hở hàm ếch ở các cơ vòm miệng (hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng) xuất hiện từ phần phía sau miệng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc miệng. Đây là dạng hàm ếch thường không được chú ý và không thể chẩn đoán cho đến khi các dấu hiệu có khuynh hướng tiến triển. Dấu hiệu và triệu chứng của hàm ếch dưới niêm mạc miệng có thể bao gồm:

  • Khó nuốt;
  • Nói bằng giọng mũi;
  • Tái phát nhiễm trùng tai.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì nếu trẻ bị hở hàm ếch?

Sinh con ra ai cũng muốn “bảo bối” của mình được lành lặn và luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu con bạn lại kém may mắn hơn những đứa trẻ khác với căn bệnh bẩm sinh không mong muốn này, bạn cần mạnh mẽ và nhớ những điều sau:

  • Đừng tự trách bản thân mình vì đây là việc không như mong muốn. Tốt nhất, bạn nên tập trung hết sức lực để chăm sóc và hỗ trợ cho bé;
  • Việc bạn cảm thấy buồn, choáng ngợp hoặc khó chịu là điều hoàn toàn bình thường. Bạn cần thật lòng với cảm xúc của mình và trở nên mạnh mẽ hơn để chở che cho bé;
  • Tìm người hỗ trợ. Các nhân viên xã hội của bệnh viện có thể sẽ giúp bạn tìm đến những cộng đồng và các nguồn lực tài chính cũng như giáo dục.

Ngoài ra, bạn có thể hỗ trợ con bạn bằng những cách sau:

  • Đối xử với trẻ như bao người bình thường khác, đừng quá chú ý đến khiếm khuyết của bé;
  • Chỉ ra những điều tính cực và điểm mạnh của bé mà không liên quan đến vẻ ngoài;
  • Giúp con bạn lấy lại sự tự tin bằng cách cho trẻ tự đưa ra quyết định trong một số vấn đề trong cuộc sống;
  • Khuyến khích các động tác về ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ tự tin hơn, chẳng hạn như mỉm cười, giữ cho trẻ ngẩng cao đầu hoặc giữ vai thẳng;
  • Luôn là một người bạn của trẻ. Trò chuyện thật nhiều và quan tâm đến cảm xúc của con. Đảm bảo rằng bạn luôn là điểm tựa đáng tin cậy của bé nếu bé nói với bạn rằng bé bị trêu chọc hoặc đụng chạm đến lòng tự trọng khi đi học.

Khi nào bạn cần đưa trẻ gặp nha sĩ?

Sứt môi hoặc hở hàm ếch thông thường sẽ được nhận thấy ngay khi trẻ được sinh ra. Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng, chẳng hạn như khó ăn, hãy sắp xếp cho trẻ gặp bác sĩ.

Làm sao để phòng ngừa sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ?

Sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể nói là không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp, nhưng bạn nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ cho cả bạn và con:

  • Thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi.
  • Xem xét các tư vấn về di truyền: nếu gia đình bạn có tiền sử bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu có thai. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu những nhà tư vấn di truyền nhằm giúp bạn xác định nguy cơ đứa trẻ sinh ra có thể bị sứt môi hoặc hở hàm ếch hay không.
  • Tiếp nhận các loại vitamin dùng trước khi sinh: uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
  • Không được hút thuốc hoặc uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai: sử dụng thuốc lá và các chất có cồn trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch. Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết khi mang thai để đảm bảo cả bạn và thai nhi trong bụng đều luôn khỏe mạnh:

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có được những giải đáp tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách dọn dẹp nhà cửa khi bạn bị bệnh COPD

(41)
COPD thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi do đó họ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và điều trị bệnh. Lúc này, sự hỗ trợ từ ... [xem thêm]

Tất tần tật về dinh dưỡng cho người bị xơ gan

(31)
Chú trọng vấn đề dinh dưỡng cho người bị xơ gan không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe của gan mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

(79)
Sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp là những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn mà bạn rất dễ nhận biết. Người mắc căn bệnh này thể nặng ... [xem thêm]

Hỏi đáp cùng chuyên gia về thành phần của vắc xin

(33)
Thành phần của vắc xin chủ yếu là kháng nguyên lấy từ virus, vi khuẩn đã chết hoặc bị làm cho yếu đi. Bên cạnh đó, vắc xin còn chứa các thành phần phụ ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”

(57)
Bạn thường hỏi “bác sĩ Google” vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này ... [xem thêm]

Làm thế nào để có làn da rám nắng an toàn?

(80)
Đối với nhiều người, mùa hè có nghĩa là đi bể bơi hoặc đi biển, tắm mình trong ánh nắng để có được một làn da rám nắng như ý. Nhưng trước khi mặc ... [xem thêm]

Phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan: ngành không bao giờ hết hot

(94)
Khi nhắc đến phẫu thuật chuyển giới, chúng ta thường nghĩ ngay đến Thái Lan. Mỗi năm, ngành công nghiệp phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan mang về cho đất ... [xem thêm]

Những việc bạn nên làm sau cơn nhồi máu cơ tim

(23)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN