Buồn nôn

(3.85) - 72 đánh giá

Tìm hiểu chung

Buồn nôn là bệnh gì?

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn hay hội chứng nào đó. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh buồn nôn là gì?

Triệu chứng của bệnh buồn nôn thường được mô tả một cách đầy đủ. Một vài dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Ợ hơi;
  • Nôn;
  • Chóng mặt;
  • Khô miệng;
  • Đau bụng;
  • Dạ dày không khỏe.

Trong một số ít trường hợp, buồn nôn có thể đi cùng những triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi nhiều hay ngất.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể tự mình giảm nôn và buồn nôn bằng cách sử dụng các phương pháp tự nhiên bao gồm gừng hay uống dung dịch lỏng trong suốt.

Bạn nên nhớ uống càng nhiều nước càng tốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn, ví dụ như nôn dài hơn 24 giờ, có máu hay màu cà phê đen trong chất nôn hay có dấu hiệu mất nước, bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ để có điều trị thích hợp. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh buồn nôn?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra buồn nôn, gồm có:

  • Phản ứng dị ứng, dị ứng với một số loại thức ăn hay thời tiết;
  • Nhiễm trùng tiêu hóa;
  • Bệnh đường ruột, ví dụ như tắc ruột, nhiễm độc hay vết loét ở dạ dày hoặc ruột non;
  • Thuốc hay liệu pháp điều trị như hóa trị ung thư;
  • Cơn đau nghiêm trọng;
  • Say tàu xe;
  • Dấu hiệu tự nhiên như ốm nghén trong giai đoạn mang thai.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh buồn nôn?

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh buồn nôn?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh buồn nôn, ví dụ như:

  • Thực phẩm chưa nấu chín hay khó tiêu hóa;
  • Tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa;
  • Giới tính (phụ nữ dễ bị buồn nôn hơn đàn ông vì sự thay đổi hormone);
  • Căng thẳng và lo âu;
  • Thai kỳ;
  • Rượu và lạm dụng ma túy;

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh buồn nôn?

Đối với người khỏe mạnh sẽ không có cách để chẩn đoán buồn nôn, do đó, bạn sẽ không phát hiện bệnh cho đến khi có nhiều triệu chứng hơn.

Với người bị ung thư, bạn có thể được sử dụng thuốc chống nôn trước khi hóa trị hay xạ trị. Thuốc chống nôn được sử dụng để chặn xung thần kinh từ máu hay dạ dày đến não (vị trí của trung tâm nôn).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh buồn nôn?

Bác sĩ điều trị buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân gốc của bệnh. Bác sĩ cũng xem xét một số phương pháp điều trị chung, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống nôn và buồn nôn;
  • Uống nước đầy đủ;
  • Đối với giai đoạn mang thai, bác sĩ sẽ cẩn thận đưa phương pháp điều trị hiện có vì mang thai là tình trạng đặc biệt và khác hoàn toàn với người bình thường.

Bạn nên mô tả chi tiết về những triệu chứng cho bác sĩ hay dược sĩ để nhận được thuốc phù hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh buồn nôn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tránh các hoạt động. Di chuyển xung quanh có thể giúp bạn cảm thấy buồn nôn và dẫn đến nôn;
  • Ngồi hay nằm nên dùng đầu làm điểm tựa;
  • Tránh những chỗ có mùi nặng, ví dụ như thức ăn hay nước hoa.

Một vài phương pháp tại nhà có thể giúp bạn giảm sự khó chịu, ví dụ:

  • Ngậm gừng;
  • Ngửi lá bạc hà;
  • Châm cứu và bấm huyệt;
  • Xoa bóp dầu thơm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chấn thương cột sống

(32)
Tìm hiểu chungChấn thương cột sống là bệnh gì?Chấn thương cột sống là kết quả của chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hoặc một thiệt hại gián ... [xem thêm]

Tăng tiểu cầu

(28)
Tìm hiểu chungBệnh tăng tiểu cầu là gì?Tăng tiểu cầu là một tình trạng trong đó số lượng tiểu cầu trong máu quá nhiều. Tiểu cầu là các tế bào máu trong ... [xem thêm]

Nang thận mắc phải

(18)
Tìm hiểu chungBệnh nang thận mắc phải là bệnh gì?Nhiều bệnh nhân mắc chứng thận mãn tính sẽ bị bệnh nang thận mắc phải, một bệnh lý xảy ra khi thận ... [xem thêm]

Hội chứng không nhạy cảm androgen

(58)
Tìm hiểu chungHội chứng không nhạy cảm androgen là bệnh gì?Hội chứng không nhạy cảm androgen là một rối loạn di truyền xảy ra trong giai đoạn phát triển các ... [xem thêm]

Đau vùng chậu mạn tính

(87)
Tìm hiểu chungĐau vùng chậu mạn tính là bệnh gì?Đau vùng chậu mạn tính là đau ở vùng dưới rốn và giữa hông, có thể kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn. Cơn ... [xem thêm]

Mù ban ngày

(10)
Tìm hiểu chungBệnh mù ban ngày là gì?Bệnh mù ban ngày là một tình trạng thị giác không có khả năng nhìn thấy rõ ràng trong ánh sáng ban ngày và trái ngược ... [xem thêm]

Ngộ độc do clostridium botulinum (ngộ độc thịt)

(100)
Định nghĩaNgộ độc thịt (ngộ độc do clostridium botulinum) là bệnh gì?Ngộ độc thịt là bệnh được gây ra bởi các độc tố có ở vi khuẩn Clostridium ... [xem thêm]

Bệnh tự miễn

(24)
Bệnh tự miễn nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để phát hiện và điều trị bệnh tự miễn hiệu quả? ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN