Chấn thương niệu đạo

(4.02) - 90 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chấn thương niệu đạo là bệnh gì?

Chấn thương niệu đạo là khi niệu đạo bị tổn thương bởi chấn thương. Chấn thương niệu đạo ở nam phải được chẩn đoán và điều trị hiệu quả để ngăn chặn di chứng lâu dài nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể bị bệnh hẹp niệu đạo thứ cấp cho đến các vấn đề chấn thương khó kiểm soát với mức độ nghiêm trọng và cần thiết phải điều trị định kỳ cho các can thiệp khác. Nhiều người trong số những đàn ông này cũng có chấn thương xương khớp và thần kinh quan trọng. Quá trình phục hồi chức năng đòi hỏi phải phục hồi đường tiết niệu mà không can thiệp vào quá trình lành bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương niệu đạo là gì?

Người ta tin rằng có một lượng lớn các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương niệu đạo bao gồm:

  • Máu ở đầu dương vật nam giới hoặc lổ niệu đạo ở phụ nữ;
  • Có máu trong nước tiểu, không có khả năng và đau khi đi tiểu;
  • Bầm tím có thể được nhìn thấy giữa hai chân hoặc dương vật.

Một số triệu chứng ít gặp khác có thể phát sinh khi các biến chứng hình thành, ví dụ như nếu rò rỉ nước tiểu vào các mô xung quanh thì sau đó bạn có thể bị nhiễm trùng. Ngoài ra, chấn thương có thể gây ra hẹp niệu đạo ở gần hoặc tại nơi chấn thương. Đàn ông cũng có thể bị suy yếu trong khả năng cương cứng (rối loạn chức năng cương dương) do tổn thương các dây thần kinh hoặc mạch máu đến dương vật.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chấn thương niệu đạo?

Giống như nhiều chấn thương khác, nguyên nhân của chấn thương niệu đạo có thể được phân loại thành hai loại chính bao gồm kín và hở.

Trong niệu đạo sau, chấn thương kín gần như luôn luôn liên quan đến việc giảm tốc lớn như ngã từ trên cao xuống hay tai nạn xe cộ. Những bệnh nhân này thường bị gãy xương chậu liên quan đến xương chậu trước. Chấn thương kín ở niệu đạo trước thường là kết quả của một đòn giáng mạnh vào phần hành như xảy ra khi té xoạt chân, bị đánh trực tiếp vào đáy chậu. Hơn nữa, chấn thương kín niệu đạo trước đôi khi được quan sát thấy trong gãy dương vật.

Chấn thương hở thường xảy ra nhất ở niệu đạo dương vật. Nguyên nhân có thể bao gồm đạn bắn và vết thương đâm. Chấn thương ở niệu đạo có thể xảy ra khi đặt ống thông niệu đạo dẫn đến tổn thương niêm mạc để lại sẹo sau này và hình thành tình trạng hẹp. Thủ tục xuyên niệu đạo như cắt tuyến tiền liệt và khối u cũng có thể dẫn đến chấn thương niệu đạo.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh chấn thương niệu đạo?

Hầu hết các chấn thương niệu đạo xảy ra ở nam giới. Nguyên nhân thường gặp bao gồm gãy xương chậu và chấn thương xoạt háng (chấn thương ở vùng giữa hai chân). Đối với nữ giới, chấn thương niệu đạo là tình trạng rất hiếm. Chúng thường liên quan đến gãy xương chậu hoặc vết cắt, xé hoặc chấn thương trực tiếp vào cơ thể gần âm đạo. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấn thương niệu đạo?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Phẫu thuật xương chậu hoặc ở háng (như điều trị thoát vị và cắt bỏ tử cung);
  • Rách, cắt, vết bầm tím và vết thương khác ở niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tình trạng này phổ biến nhất ở nam giới;
  • Chấn thương xoạt háng. Chấn thương này có thể xảy ra nếu có lực trực tiếp làm tổn thương khu vực phía sau bìu;
  • Chấn thương giảm tốc. Chấn thương này có thể xảy ra trong tai nạn xe cộ. Bàng quang của bạn có thể bị thương nếu nó căng đầy.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chấn thương niệu đạo?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể bị chấn thương niệu đạo, họ sẽ yêu cầu bạn một số xét nghiệm. Ở nam giới, việc chẩn đoán chấn thương niệu đạo thường được xác nhận bởi chụp niệu đạo ngược dòng, chụp X-quang được thực hiện sau khi bơm một loại thuốc nhuộm chắn bức xạ (thuốc cản phản) được bơm trực tiếp vào phần đầu của niệu đạo. Chụp niệu đạo ngược dòng được thực hiện trước khi một ống thông được đưa qua niệu đạo vào bàng quang. Đối với phụ nữ, một ống nội soi mềm được sử dụng để kiểm tra các niêm mạc bàng quang và niệu đạo (soi bàng quang).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấn thương niệu đạo?

Đối với những vết thâm tím niệu đạo mà không gây ra bất kỳ sự rò rỉ nước tiểu, bác sĩ có thể đặt một ống thông qua niệu đạo vào bàng quang trong vài ngày để thoát nước tiểu cho đến khi niệu đạo lành. Đối với rách niệu đạo, bác sĩ sẽ đặt ống thông được trực tiếp vào bàng quang qua da trên bụng dưới để nước tiểu không đi qua niệu đạo. Niệu đạo được điều trị bằng phẫu thuật sau khi tất cả các thương tích khác đã lành hoặc sau 8-12 tuần (khi viêm đã được giải quyết). Hiếm khi rách niệu đạo lành mà không phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương niệu đạo?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Không đưa vật gì vào niệu đạo;
  • Nếu bạn cần tự đặt ống thông, hãy làm theo các hướng dẫn của nhà cung cấp;
  • Sử dụng thiết bị an toàn trong quá trình làm việc và vui chơi.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

U nguyên bào thần kinh (bướu nguyên bào thần kinh)

(65)
U nguyên bào thần kinh là bệnh lý đặc biệt hầu như xuất hiện sớm ở trẻ em. U được hình thành từ sự biệt hóa bất thường của các tế bào mầm lúc ... [xem thêm]

Bệnh lỵ amip cấp tính

(47)
Tìm hiểu chungBệnh lỵ amip cấp tính là gì?Bệnh lỵ do amip là một bệnh nhiễm ký sinh trùng trong đường ruột gây ra bởi các sinh vật đơn bào như Entamoeba ... [xem thêm]

Viêm ruột hoại tử

(30)
Tìm hiểu chungBệnh viêm ruột hoại tử là gì?Viêm ruột hoại tử là bệnh phát triển khi mô nằm ở lớp lót bên trong của ruột non hoặc ruột già bị tổn ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh

(11)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Bệnh tổ đỉa

(74)
Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường ... [xem thêm]

Nghiến răng

(77)
Tìm hiểu chungNghiến răng là tình trạng gì?Nghiến răng là một tình trạng mà bạn nghiền, nghiến chặt răng. Nếu bạn bị nghiến răng nghĩa là bạn nghiến ... [xem thêm]

Cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ

(52)
Tìm hiểu chungCác cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?Cơn hoảng loạn là một tập hợp đột ngột của sự sợ hãi mãnh liệt gây nên các phản ... [xem thêm]

Ngón chân hình búa

(39)
Tìm hiểu chungNgón chân hình búa là gì?Ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong là những dị tật ở bàn chân xảy ra do sự mất cân bằng giữa cơ, gân hoặc dây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN