Những điều cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ

(4.37) - 89 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (gestational) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Lượng đường máu sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị với bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn có con, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang bầu. Nếu bạn không điều trị hay kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Một trong các dấu hiệu là thường xuyên khát nước

Bênh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khô miệng
  • Cảm thấy mệt mỏi.

Một số triệu chứng trên cũng có thể xuất hiện trong quá trình mang thai và không phải là dấu hiệu bệnh điển hình. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu quan ngại về bất cứ triệu chứng nào mình gặp phải.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày, giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đườg thai kỳ.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:

  • Trên 25 tuổi
  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường
  • Thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Mắc một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose
  • Dùng một số loại thuốc như glucocorticoid (đối với bệnh hen suyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần)
  • Từng mắc tiểu đường thai kỳ
  • Từng sinh bé có cân nặng lớn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ?

Trong lần khám tiền sản đầu tiên vào tuần thứ 8 đến 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi để xác định xem bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Trong trường hợp có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ, bạn sẽ cần làm thử nghiệm sàng lọc bao gồm:

Xét nghiệm sàng lọc thử glucose

Bác sĩ cho bạn uống dung dịch glucose và sẽ lấy máu để xét nghiệm sau 1 giờ.

Bạn sẽ được chẩn đoán khỏe mạnh nếu lượng đường máu dưới 130-140 mg/dl hoặc 7,2-7,8 mmol/l.

Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và cần phải tiến hành phương pháp dung nạp glucose để xác định tình trạng của mình.

Theo dõi xét nghiệm dung nạp glucose

Bác sĩ sẽ đo lượng đường trong máu khi bạn đang đói. Sau đó, bạn sẽ uống dung dịch glucose nồng độ cao.

Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu 3 tiếng một lần.

Nếu có ít nhất hai trong các chỉ số đường máu cao hơn mức bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ?

Việc điều trị tiểu đường thai kỳ có thể giúp bạn và bé khỏe mạnh. Một số phương pháp giúp bạn có chỉ số đường huyết bình thường, bao gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Vậy bạn đã biết tiểu đường thai kỳ là gì rồi phải không? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

9 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực công việc

(10)
Khi áp lực công việc trở nên nặng nề như những tảng đá, bạn có thể tưởng như mình là cái cây nhỏ bé phải tìm cách ngoi lên khỏi lớp gạch để tồn ... [xem thêm]

Trầm cảm theo mùa

(34)
Tìm hiểu chungTrầm cảm theo mùa là bệnh gì?Trầm cảm theo mùa là một loại trầm cảm xảy ra trong cùng một mùa mỗi năm. Nếu bạn mắc bệnh này, các triệu ... [xem thêm]

9 điều bạn có thể chưa biết về người chuyển giới

(12)
Khi nghe ai đó nói là người chuyển giới, bạn có thể nghĩ họ đã phải trải qua phẫu thuật chuyển giới nhưng điều này không đúng hoàn toàn. Còn rất nhiều ... [xem thêm]

Lý do khiến trẻ bị chảy máu mũi vào ban đêm khi ngủ

(34)
Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý những dấu hiệu kèm theo và sơ cứu đúng cách để trẻ không bị mất máu quá ... [xem thêm]

Thực phẩm gây suy giảm ham muốn làm “chuyện ấy”

(57)
Nếu vào một buổi tối đẹp trời nào đó, bỗng nhiên bạn nhận ra mình và bạn tình không có chút hứng thú nào với chuyện ấy, thì rất có thể trong khẩu ... [xem thêm]

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ: Cẩn tắc vô ưu!

(44)
Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro cho thai nhi sau này. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ... [xem thêm]

Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho làn da của bạn

(62)
Kem chống nắng là một sản phẩm thiết yếu đối với hầu hết phái đẹp. Nhưng để lựa chọn kem chống nắng nào là tốt nhất thật sự không đơn giản như ... [xem thêm]

Bà bầu ăn ngô có tốt không? Thắc mắc đã có lời giải đáp!

(67)
“Bà bầu ăn ngô có tốt không?”. Đây là câu hỏi mà rất nhiều bà bầu thắc mắc. Thực tế, ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN