SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)

(4.07) - 31 đánh giá

Định nghĩa

SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) là bệnh gì?

Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Trong vòng vài tháng, khách du lịch và người Trung Quốc đi sang nước ngoài đã làm bệnh lan rộng ra 29 quốc gia toàn cầu.

Dù 9 trên 10 người nhiễm bệnh SARS có thể hồi phục, bệnh nhân SARS nếu không được chữa trị sẽ tử vong. Do đó, các nhà chức trách đã nhanh chóng tuyên truyền cách phòng ngừa, dấu hiệu nhận biết bệnh, phương pháp chẩn đoán cùng khuyến cáo cách ly bệnh nhân để bệnh không tiếp tục bùng phát.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Vào tháng 7 năm 2003, sự bùng nổ của bệnh chấm dứt và không có trường hợp bệnh nào xảy ra kể từ năm 2004.

Những ai thường mắc phải SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)?

Phần lớn bệnh nhân là người lớn trên 65 tuổi. Nếu bạn bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim hoặc sức đề kháng yếu và mắc thêm bệnh SARS, bạn sẽ dễ bị biến chứng và nguy cơ tử vong tăng cao.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) là gì?

Dấu hiệu ban đầu của hội chứng suy hô hấp cấp nặng là cúm, sốt 38°C hoặc cao hơn; theo sau đó là ớn lạnh, run rẩy, đau cơ, đau đầu, ho khan và mệt mỏi.

Triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm viêm phổi nặng và giảm ô-xi huyết (máu không có đủ ô-xi).

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn phải nhập viện ngay nếu phát hiện mình có các triệu chứng của SARS như sốt cao, nhức mỏi cơ và ho.

Nếu bạn bị bệnh tim, cao huyết áp hoặc tiểu đường và có triệu chứng của SARS, bạn cần phải cấp cứu để bệnh không biến chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cáp nặng) là gì?

Nguyên nhân gây bệnh hội chứng suy hô hấp cấp nặng là virus Corona (Cô-rô-na) thuộc chủng virus gây bệnh cảm lạnh thông thường. Dơi và các loài cầy hương là “thủ phạm” truyền virus này cho người qua đường hô hấp, nghĩa là bạn sẽ bị lây bệnh nếu hít phải hơi nước trong không khí chứa virus.

Bạn cũng sẽ bị lây SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) nếu tiếp xúc gần, ví dụ như: đụng vào những vật có chứa nước bọt, nước mắt, nước tiểu và phân của người bệnh SARS. Ôm, hôn hoặc cùng ăn uống với người nhiễm bệnh, đụng vào những vật bao gồm tay nắm cửa, điện thoại và nút bấm thang máy mà người bệnh SARS đã chạm qua cũng có thể truyền bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)?

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

    • Tiếp xúc với người bị SARS hoặc động vật mang virus Corona trước đó;
    • Đi đến vùng hoặc quốc gia bùng phát dịch SARS;
    • Không vệ sinh trước khi và sau khi ăn, vệ sinh cá nhân kém.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)?

Hiện nay, SARS vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nếu bị SARS, bác sĩ sẽ thiết kế liệu trình điều trị bao gồm các hình thức hỗ trợ bạn tự đề kháng virus như: dùng máy trợ thở ô-xi, vật lí trị liệu, chỉ định thuốc kháng sinh và kháng virus để bạn không bị nhiễm thêm bệnh khác. Các loại thuốc kháng virus được kê đơn không thể chữa lành bệnh SARS mà chỉ ngăn các virus khác xâm nhập cơ thể bạn. Nếu bạn có triệu chứng sưng phổi, bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng viêm steroid.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)?

Bác sĩ chẩn đoán SARS qua các triệu chứng của bạn và hỏi bạn các yếu tố truyền bệnh như bạn có vừa đi du lịch ở đâu, bạn đã tiếp xúc với ai, v.v…

Các xét nghiệm máu và phân sẽ được yêu cầu để xem trong máu và phân bạn có virus Corona hay kháng nguyên chống lại virus không.

Chụp X-quang và chụp cắt lớp (CT) cũng có thể cần thiết nếu bác sĩ nghi ngờ SARS biến chứng sang viêm phế quản và viêm phổi.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)?

Bạn có thể kiểm soát bệnh SARS của mình và ngăn SARS lây sang người khác nếu bạn lưu ý những điều sau đây:

  • Uống thuốc, nghe theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa tay kĩ bằng xà bông và nước hoặc sử dụng nước rửa tay có cồn. Sử dụng chất diệt khuẩn để làm sạch những bề mặt thường đụng vào.
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
  • Đeo khẩu trang, kính bảo hộ và găng tay tự hủy để ngăn ngừa bệnh lây lan nếu giúp đỡ hoặc chăm sóc ai đó mà bạn nghi ngờ mắc bệnh SARS.
  • Làm theo tất cả những biện pháp cách ly trong ít nhất 10 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.
  • Không ăn uống, sử dụng đồ dùng, khăn hoặc giường chung với bất kì ai.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thông tin hữu ích về thuốc chống lao bạn nên biết

(93)
Lao là một bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, nhưng bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn dùng thuốc chống lao theo đúng quy định của bác sĩ. Bất kỳ ... [xem thêm]

Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)

(17)
Tìm hiểu chungBệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng ... [xem thêm]

Áp xe quanh hậu môn

(64)
Tìm hiểu chungBệnh áp xe quanh hậu môn là bệnh gì?Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ... [xem thêm]

Hen suyễn

(77)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bong gân mắt cá chân

(55)
Bong gân mắt cá chân – hay trật mắt cá chân – là vị trí tổn thương thuộc xương cổ chân và đây cũng là vị trí bong gân thường xảy ra nhất. Cơ chế ... [xem thêm]

Bệnh về tình dục

(77)
Tìm hiểu chungBệnh về tình dục là gì?Bệnh về tình dục là các bệnh hoặc rối loạn liên quan đến tình dục, thường bao gồm:Bệnh lây truyền qua đường ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm

(69)
Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành vấn đề phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và làm ... [xem thêm]

Nhau tiền đạo (rau tiền đạo)

(81)
Mẹ bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm trong thời gian mang thai. Trong đó, không thể không nhắc đến tình trạng nhau tiền đạo (rau tiền đạo). ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN