Bật mí những cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

(3.79) - 22 đánh giá

Thay đổi lối sống lành mạnh là biện pháp điều trị bàng quang tăng hoạt đầu tiên và cũng là liệu pháp đơn giản nhất. Tuy vậy, nếu bệnh không thuyên giảm, bạn có thể cần đến những cách chữa trị theo tiêu chuẩn y tế.

Bàng quang hoạt động quá mức là tình trạng liên quan đến khả năng lưu trữ nước tiểu ở trong bộ phận này. Thông thường, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề cơ trong thành bàng quang hoạt động không ổn định, từ đó gây rò rỉ nước tiểu. Các chuyên gia gọi tình trạng này là bàng quang tăng hoạt.

Người bị bàng quang tăng hoạt thường có xu hướng:

  • Mắc tiểu đột ngột dù không uống quá nhiều nước
  • Tiểu không kiểm soát
  • Đi tiểu thường xuyên bất thường

Mặc dù tình trạng hoạt động quá mức ở bàng quang không trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng các triệu chứng của nó lại gây cản trở đáng kể cho những sinh hoạt cũng như công việc thường ngày. Chính vì vậy, điều trị bàng quang tăng hoạt là điều cần thiết.

Vậy, bạn đã biết cách điều trị bàng quang tăng hoạt cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng của nó chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

Trước khi tiến hành các phương pháp trị liệu theo tiêu chuẩn y tế, phần lớn bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực là phương pháp phổ biến nhất. Điều này thường bao gồm nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

Thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục phù hợp

Các triệu chứng bàng quang tăng hoạt có thể được kiểm soát bằng những bài tập giúp tăng cường nhóm cơ ở các bộ phận như:

  • Sàn chậu
  • Bụng dưới
  • Cơ trung tâm ở bụng
  • Lưng dưới
  • Đùi
  • Hông

Thông thường, những bài tập cơ sàn chậu hay bài tập Kegel là phổ biến nhất. Ngoài ra, đối với việc cải thiện sức khỏe của các cơ này, bạn vẫn còn các lựa chọn phù hợp khác, như:

  • Phản hồi sinh học
  • Kích thích bằng dòng điện

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng là một cách điều trị bàng quang tăng hoạt và kiểm soát tốt các biểu hiện của bệnh.

Đối với tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, những tác nhân có khả năng thúc đẩy quá trình đào thải nước dư thừa trong cơ thể là không cần thiết, bao gồm:

  • Caffeine, ví dụ như cà phê, trà, nước ngọt có gas…
  • Cồn: Bia, rượu…
  • Thức ăn mặn

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống có vị chua. Nguyên nhân là bởi lượng axit trong chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc bàng quang, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Kiểm soát lượng nước tiêu thụ

Chú ý lượng nước bạn uống mỗi ngày để tránh tạo thêm áp lực cho bàng quang, đồng thời không để cơ thể bị mất nước.

Xác định lượng nước tiêu thụ cần thiết trong ngày là một phần thiết yếu trong liệu trình điều trị bàng quang tăng hoạt. Điều này có thể giúp bạn tránh tạo thêm áp lực lên bàng quang, đồng thời vẫn cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Theo một số chuyên gia, mặc dù uống nhiều nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng trong trường hợp này, bạn nên giảm lượng nước uống mỗi ngày xuống 1/4 so với lúc trước. Điều này giúp bạn giảm thiểu hiện tượng tiểu gấp hoặc tiểu đêm.

Chiến lược tinh thần

Một số bác sĩ sẽ giúp bạn lên chiến lược tinh thần nhằm kiểm soát các dấu hiệu bàng quang tăng hoạt hiệu quả hơn. Các biện pháp góp mặt có thể bao gồm:

Tập luyện bàng quang

Cách luyện tập này chủ yếu dựa trên việc bạn cố định thời gian “ghé thăm” nhà vệ sinh. Điều này giúp bàng quang tăng dần khả năng chứa nước tiểu bằng cách tăng dần thời gian giữa những lần bạn đi vệ sinh.

Sử dụng tã cho người có bàng quang hoạt động qua mức

Biện pháp này thường thông dụng với những ca bệnh trung bình hoặc nặng. Việc mặc tã có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ gặp phải “tai nạn” trong thời gian đầu bệnh phát sinh.

Viết nhật ký

Ghi lại những triệu chứng bạn gặp phải và quan sát chúng mỗi ngày cũng có khả năng giúp bạn xác định những yếu tố khiến chúng trở nặng.

Bỏ các thói quen xấu

Béo phì cũng gây áp lực lên bàng quang và các cơ quan tiết niệu, từ đó khiến bệnh càng trở nặng. Lúc này, thay vì tự do ăn uống, bạn nên có áp dụng một số chế độ ăn kiêng phù hợp để giảm cân.

Bên cạnh những phương pháp trên, các liệu pháp hành vi cũng được áp dụng để điều trị bàng quang tăng hoạt. Chúng thường bao gồm ngưng hẳn hoặc thay đổi dần những thói quen sinh hoạt khiến các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn, bao gồm:

Thói quen hút thuốc lá ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan nội tạng, từ gan, tim cho đến thận, bàng quang…
  • Hút thuốc lá
  • Nghiện bia, rượu
  • Thường xuyên ăn đồ chiên

Điều trị bàng quang tăng hoạt theo tiêu chuẩn y tế

Nếu các biện pháp khắc phục ban đầu tại nhà không đem lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch điều trị cho bạn theo tiêu chuẩn y tế, bao gồm:

Sử dụng thuốc kê đơn

Thuốc chống co thắt cơ trơn (antimuscarinics) là một trong những nhóm thuốc kê toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng bàng quang tăng hoạt phổ biến nhất.

Mục tiêu chính của loại thuốc này là giảm bớt hoạt động của nhóm cơ trong thành bàng quang bằng cách ức chế các thụ thể của chúng. Nhờ đó, cảm giác buồn tiểu cũng sẽ thuyên giảm.

Các loại thuốc chống co thắt cơ trơn thường góp mặt trong toa thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt là:

  • Oxybutynin (Oxytrol, Anutrol)
  • Solifenacin (Vesicare)
  • Tolterodine (Detrol)
  • Fesoterodine (Toviaz)
  • Trospium (Sanctura)
  • Oxybutynin clorua (Gelnique)
  • Darifencin (Enablex)

Tương tự những nhóm thuốc điều trị khác, antimuscarinics cũng có nguy cơ đem lại tác dụng phụ cho người uống. Tùy vào thể trạng của mỗi cá nhân mà tác dụng phụ thường xảy ra khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là khô miệng và táo bón.

Tiêm botox

Một cách điều trị bàng quang tăng hoạt thường thấy khác là tiêm botox.

OnabotulinumtoxinA (Botox) có khả năng ngăn chặn hoạt động thần kinh trong các cơ của bàng quang, từ đó giảm bớt tần suất hoạt động của bộ phận này.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết, khoảng 6% người bệnh sau khi được tiêm botox có thể tạm thời mất khả năng đi tiểu. Vì vậy, bạn sẽ cần chuẩn bị tâm lý đặt ống thông tiểu nếu không may gặp phải tác dụng phụ này.

Kích thích thần kinh

Hai loại dây thần kinh được nhắm tới trong liệu pháp này gồm:

Dây thần kinh kiểm soát bàng quang (thần kinh cùng)

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cấy một thiết bị nhỏ dưới da ở khu vực mông bạn.

Công việc của thiết bị chuyên dụng trên là tạo ra dòng điện với cường độ nhẹ đến dây thần kinh ở vùng lưng dưới chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang, từ đó giảm bớt hoạt động của cơ quan này. Cũng chính vì vậy, thủ thuật này còn được gọi là tạo nhịp bàng quang.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp kích thích dây thần kinh kiểm soát bàng quang là bạn sẽ mất khả năng chụp MRI cột sống.

Dây thần kinh chày

Kích thích thần kinh chày là thủ thuật đề cập đến việc châm cứu tại dây thần kinh gần mắt cá chân, từ đó cải thiện tình trạng kiểm soát bàng quang của cơ thể. Bạn sẽ cần châm cứu liên tục trong 12 tuần, mỗi tuần một lần.

Bác sĩ có thể tiến hành phương pháp này ngay tại phòng khám của họ.

Phẫu thuật

Trong trường hợp tất cả những liệu pháp điều trị bàng quang tăng hoạt bên trên đều không phù hợp với bạn hoặc không đem đến hiệu quả như mong đợi, bạn chỉ còn một phương án lựa chọn cuối cùng là phẫu thuật.

Hầu hết các phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt đều nhằm mục đích thuyên giảm các triệu chứng nghiêm trọng bằng cách tăng khả năng lưu trữ nước tiểu ở cơ quan này, đồng thời giảm bớt áp lực đang phát sinh tại đây.

Trong tình huống tệ nhất, bạn có thể sẽ cần cắt bỏ bàng quang. Thay vào đó, bạn sẽ thực hiện thêm thủ thuật gắn bàng quang nhân tạo hoặc túi bên ngoài để đựng nước tiểu.

Bạn có thể điều trị bàng quang tăng hoạt bằng những biện pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống hay “tập thể dục” cho cơ quan này tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ thuốc kê toa hay thậm chí là phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các mẹo giúp phòng ngừa viêm tai ngoài

(98)
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm tai rất phổ biến, nhưng việc phòng ngừa bệnh lại rất đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ các cách phòng tránh ... [xem thêm]

Uống thuốc hết hạn sử dụng có sao không?

(65)
Thuốc hết hạn sử dụng chẳng những không còn tác dụng trị bệnh mà còn có thể đẩy bạn vào nguy cơ gặp biến chứng chết người. Nếu không biết cách ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho bé uống trà hoặc cà phê hay không?

(40)
Trà và cà phê là hai trong số các loại thức uống có chứa chất kích thích không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Nếu bố mẹ không kịp thời khuyên ngăn, hậu ... [xem thêm]

Khám phá căn bệnh hiếm gặp: Viêm não tự miễn

(64)
Viêm não tự miễn diễn tả chung một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào não khỏe mạnh, dẫn đến viêm não. Người ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

5 sự thật đáng sợ về chứng nghiện điện thoại

(53)
Hiện nay có 5 tỷ người sử dụng điện thoại trên toàn cầu và 3 tỷ người có kết nối Internet. Sự phát triển nhanh chóng của sản phẩm công nghệ đã giúp ... [xem thêm]

Ung thư vú ở phụ nữ: Hãy ngăn ngừa trước khi quá muộn!

(37)
Là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau ung thư phổi, bệnh ung thư vú đang ngày càng trở thành nỗi lo lắng ám ảnh phụ nữ hiện đại. Hiện nay, bệnh ung thư vú ... [xem thêm]

Học cách massage chân để thư giãn tại nhà

(71)
Massage bàn chân không phải một phương pháp thư giãn xa xỉ chỉ có ở các spa. Bạn có thể học cách massage chân tại nhà để tự giải tỏa căng thẳng và bảo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN