Nhiễm trùng hậu phẫu

(3.78) - 14 đánh giá

Giới thiệu

Một trong những tiến bộ lớn nhất của ngoại khoa ở thế kỷ 20 là tìm ra giải pháp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật. Bất kỳ thủ thuật ngoại khoa nào, dù nhỏ, đều có nguy cơ nhiễm trùng.

Các thủ thuật đơn giản, như đưa kim vào khớp để tháo dịch hay bơm thuốc, có rất ít nguy cơ. Các cuộc mổ phức tạp hơn với đường mổ lớn hơn và mở da trong thời gian dài có nguy cơ cao hơn. Các phẫu thuật đưa vật vào cơ thể, như khung kim loại hoặc khớp nhân tạo, phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo các vật ngoại lai đặt vào trong cơ thể không mang theo vi khuẩn. Phòng ngừa nhiễm trùng là một trong những khâu quan trọng nhất của mọi cuộc phẫu thuật. Tất cả các nhân viên y tế đều theo dõi phòng ngừa nhiễm trùng rất sát sao.

Phòng ngừa nhiễm trùng bắt đầu từ trước cuộc mổ. Bác sĩ sẽ đảm bảo là không có nhiễm trùng nào hiện diện có thể làm ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật. Nếu bạn có nhiễm trùng da, viêm bàng quang, hay bất kì nhiễm trùng nào khác, cuộc mổ sẽ hoãn cho đến khi nhiễm trùng được điều trị và kiểm soát tốt.

Trước phẫu thuật

Buổi sáng trước phẫu thuật, bạn sẽ được yêu cầu tắm với xà phòng kháng khuẩn để giảm số lượng vi khuẩn trên da. Trước khi cuộc phẫu thuật bắt đầu, vùng da xung quanh vết mổ sẽ được làm sạch và vô trùng với thuốc khử trùng, như là iodine. Trước phẫu thuật, bạn có thể sẽ uống kháng sinh. Điều này không áp dụng cho tất cả các loại phẫu thuật. Các cuộc mổ có nguy cơ nhiễm trùng thấp thường không cần uống kháng sinh dự phòng. Nhiều ca phẫu thuật chỉnh hình cần dùng kháng sinh, đặc biệt là những ca đặt vật liệu nhân tạo vào trong cơ thể.

Trong quá trình phẫu thuật, đội ngũ nhân viên y tế luôn đảm bảo toàn bộ cuộc phẫu thuật được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Phẫu thuật được thực hiện trong phòng vô trùng được thiết kể để tránh lây nhiễm. Tất cả dụng cụ cần cho phẫu thuật đều vô trùng.

Vết mổ được băng lại trong điều kiện vô trùng trước khi bạn rời khỏi phòng mổ. Băng gạc là hàng rào quan trọng ngăn chặn nhiễm trùng cho đến khi đường mổ tự liền hẳn, thường trong vài ngày đầu tiên. Nếu vết mổ vẫn còn rỉ dịch, đó có thể là con đường để vi trùng thâm nhập vào vết thương. Băng gạc sẽ được giữ cho đến khi vết thương ngừng rỉ dịch và lành hoàn toàn.

Sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, bạn có thể tiếp tục dùng kháng sinh trong 24 đến 72 giờ. Điều này giúp giảm khả năng nhiễm trùng.

Khi bạn còn ở trong bệnh viện, nhân viên y tế sẽ đảm bảo băng gạc vết mổ luôn khô và sạch. Băng gạc thấm đầy dịch có thể tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Báo với y tá biết nếu băng vết thương thấm nhiều dịch. Trước khi rời bệnh viện, bạn sẽ được chỉ dẫn cách chăm sóc vết mổ. Bạn sẽ được cung cấp các hướng dẫn tương tự nếu bạn thấy dịch chảy ra sau khi về nhà. Thay băng và gọi điện thông báo cho nhân viên y tế.

Lưu ý là các nhân viên y tế luôn luôn rửa tay trước khi thay băng. Bạn nên làm như vậy. Nếu bạn có nhiễm trùng ở bất kì nơi nào trên cơ thể sau phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết. Một số nhiễm trùng có thể lan rộng và gây ra vấn đề tại vết mổ.

Hãy làm theo những hướng dẫn sau:

  • Rửa tay trước khi thay băng.
  • Thay băng theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Không để vết mổ ướt trừ khi bác sĩ yêu cầu như vậy.
  • Không thoa bất kì thuốc gì lên vết mổ nếu bác sĩ không yêu cầu.
  • Không cào hay châm vào vết mổ.

Nếu bạn có bất kì dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nào sau đây, hãy báo cho bác sĩ:

  • Sốt
  • Vùng xung quanh vết mổ đỏ hơn
  • Vùng xung quanh vết mổ sưng hơn
  • Vẫn chảy dịch từ vết mổ hơn 5 ngày sau phẫu thuật
  • Dịch chảy từ vết mổ đục, vàng hay có mùi hôi
  • Đau ngày càng tăng và thường xuyên

Tài liệu tham khảo

http://www.orthogate.org/patient-education/general/postsurgical-infection

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Ngọc Phương - Ths.BS. Phạm Ngọc Thùy Trang
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng hậu phẫu

(14)
Giới thiệu Một trong những tiến bộ lớn nhất của ngoại khoa ở thế kỷ 20 là tìm ra giải pháp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật. Bất kỳ ... [xem thêm]

Điều trị loãng xương

(89)
Loãng xương là gì? Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường không được chú ý phát hiện trong ... [xem thêm]

Thay khớp háng nhân tạo

(76)
Giới thiệu Đau khớp háng do bởi thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động trọn vẹn của bệnh nhân. Trải qua hơn 25 năm, đã ... [xem thêm]

Thoái hóa khớp

(45)
Ngày nay, có rất nhiều bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, cột sống tìm đến bác sĩ chuyên khoa để khám và được chẩn đoán “thoái hóa khớp, thoái hóa ... [xem thêm]

Viêm xương khớp (Thoái hóa khớp)

(67)
Viêm xương khớp (còn gọi là thoái hóa khớp hay viêm khớp thoái hóa) là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp. Chủ yếu ảnh hưởng tới sụn ... [xem thêm]

Viêm khớp ngón tay

(11)
Giới thiệu Nếu suy xét kỹ về rất nhiều việc cần dùng bàn tay, bạn sẽ hiểu vì sao các khớp ở ngón tay lại rất quan trọng. Viêm khớp ngón tay có nhiều ... [xem thêm]

Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo

(97)
Giới thiệu Phẫu thuật thay khớp vai (còn gọi là tạo hình khớp vai) không phổ biến như phẫu thuật thay thế cho khớp đầu gối và khớp háng. Tuy nhiên, khi ... [xem thêm]

Viêm khớp dạng thấp

(40)
Viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN