Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

(4.17) - 64 đánh giá

Dinh dưỡng là một trong các biện pháp hỗ trợ quá trình chữa gan nhiễm mỡ. Tùy theo thể trạng của mỗi người, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích lũy dần dần theo thời gian ở các tế bào gan và ngăn cản cơ quan này thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Các phương pháp chữa gan nhiễm mỡ chủ yếu thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì và làm thế nào để xây dựng thực đơn phù hợp.

Qua bài viết sau, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì.

Người đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Nhìn chung, việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể hồi phục các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể dễ dàng sử dụng insulin cũng như giảm viêm, từ đó đẩy lùi tình trạng gan nhiễm mỡ.

Vì thể trạng của mỗi người khác nhau, bạn cần tham vấn kỹ lưỡng với bác sĩ để nắm rõ khi bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì là tốt cho mình nhất.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Mặc dù chế độ ăn Địa Trung Hải thực tế không dành cho việc chữa gan nhiễm mỡ, cách ăn uống kết hợp nhiều loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng này, chẳng hạn như chất béo không bão hòa hay chất chống oxy hóa, vẫn đem lại lợi ích sức khỏe cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nguồn: Oldwayspt.org

Một số nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc khi bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì:

  • Trái cây
  • Các loại hạt
  • Quả hạch
  • Dầu ô liu
  • Rau xanh

Bạn có thể quan tâm: Chế độ ăn Địa Trung Hải: Bạn nên áp dụng như thế nào?

Chất béo có lợi cho sức khỏe

Để đảm bảo cơ thể nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bạn vẫn cần bổ sung chất béo vào thực đơn của mình.

Glucose (đường) là yếu tố cần thiết để các tế bào có thể tạo ra năng lượng. Hormone insulin có nhiệm vụ giúp glucose lấy từ nguồn thức ăn đã được tiêu hóa tiến vào mỗi tế bào trong cơ thể.

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường kháng insulin. Loại hormone này vẫn được tạo ra trong cơ thể họ, nhưng lại không hoạt động như bình thường. Glucose tích tụ dần trong máu và gan biến lượng đường dư thừa đó thành chất béo dự trữ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Nguồn: Theconversation.com

Một số chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn có thể cải thiện tình trạng insulin bất hoạt này. Khi ấy, tế bào có thể hấp thụ glucose như cũ. Từ đó, gan không cần phải chuyển hóa đường và lưu trữ chất béo nữa.

Chất béo không bão hòa rất dồi dào trong các nguồn thực vật, như ô liu, các loại hạt và bơ.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh xa chất béo bão hòa. Hãy hạn chế ăn thịt cũng như sử dụng sản phẩm làm từ sữa. Tránh các món nướng và thực phẩm chiên bằng dầu cọ hoặc dầu dừa. Những yếu tố trên có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ lượng chất béo tích tụ trong gan tăng lên.

Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có nhiều trong cá, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), hạt lanh và dầu hạt lanh. Nhóm axit béo này cũng có khả năng hỗ trợ quá trình chữa gan nhiễm mỡ.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: 12 lợi ích sức khỏe từ omega-3 và cách bổ sung.

Chất chống oxy hóa

Chất béo tích tụ ở gan cũng có thể là hệ lụy của việc các tế bào gan bị tổn thương do chất dinh dưỡng không được phân giải đúng cách. Trái cây (đặc biệt là quả mọng), rau xanh và một số thực phẩm khác giàu các hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương như thế này.

Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu vitamin E có thể hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Nhiều nghiên cứu khác lại chỉ ra tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể khi bạn dùng vitamin E kết hợp với vitamin C cùng một số loại thuốc giảm cholesterol.

Nguồn: Healthimpactnews.com

Nguồn cung cấp vitamin E vô cùng dồi dào ở các nhóm thực vật như:

  • Hạt hướng dương
  • Hạnh nhân
  • Dầu thực vật, điển hình như dầu ô liu

Các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm về khả năng đem lại ích lợi cho gan của một số nhóm thực phẩm có thể chống oxy hóa và chất bổ sung khác, ví dụ như:

Cà phê

Theo một số chuyên gia, cà phê có mối liên hệ với việc giảm béo phì, chống kháng insulin và kháng viêm. Nó cũng có khả năng bảo vệ bạn trước các bệnh tim mạch cũng như một số bệnh về gan khác.

Tỏi

Tỏi sống có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cơ thể bạn phân hủy chất béo dễ dàng hơn.

Trà xanh

Trong mô hình thí nghiệm, một số giả thiết về khả năng giảm cân, giảm hàm lượng mỡ trong cơ thể cũng như gan và giảm tình trạng kháng insulin của trà xanh đã được đặt ra. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn chưa được đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên con người.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Lợi ích tuyệt vời của trà xanh đối với sức khỏe.

Câu kỷ tử

Câu kỷ tử là một trong những vị thuốc dùng trong Đông y, có khả năng giảm kích thước vòng eo của bạn.

Resveratrol

Resveratrol tìm thấy nhiều ở vỏ nho đỏ, có công dụng hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của resveratrol phụ thuộc vào hàm lượng của hoạt chất này mà bạn hấp thụ.

Selen

Khoáng chất selen được tìm thấy nhiều nhất ở các loại hạt và hải sản, đặc biệt là cá ngừ hoặc hàu. Hầu hết mọi người đều hấp thụ đủ lượng khoáng chất này thông qua chế độ ăn uống.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kỳ chất bổ sung nào vào danh sách “gan nhiễm mỡ nên ăn gì” để sử dụng. Chất bổ sung có thể thay đổi cơ chế hoạt động của nhóm thuốc bạn đang sử dụng hoặc có tác dụng phụ gây nên các vấn đề sức khỏe khác. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ điều này. Chúng có thể không mang lại lợi ích như mong đợi nếu bạn dùng sai cách hay sai liều lượng.

Lưu ý khi chọn carbs

Lượng đường hấp thụ quá cao sẽ thúc đẩy quá trình gan chuyển hóa chúng thành chất béo. Do đó, bạn cần hạn chế dùng các món ngọt như bánh kẹo, soda, siro ngô với hàm lượng fructose cao… thường xuyên. Nếu bạn thèm ăn ngọt, hãy ăn trái cây.

Các loại thực phẩm chứa đường đa (carbohydrate phức) sẽ là lựa chọn an toàn hơn vì chúng giàu chất xơ. Nhóm thực phẩm này có chỉ số đường huyết tương đối thấp, nên cơ thể sẽ tiêu hóa chúng chậm hơn và từ đó đường sẽ không nhanh chóng tràn vào cơ thể. Điều này có thể giúp độ nhạy của insulin tăng lên, đồng thời giảm bớt hàm lượng cholesterol trong máu.

Loại carbs tốt nhất dành cho quá trình chữa gan nhiễm mỡ gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu, đặc biệt là đậu lăng
  • Thực vật chứa tinh bột như khoai tây, bí đao, củ cải vàng…

Vitamin D

Khi tìm hiểu về vấn đề người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, vitamin D là yếu tố không thể bỏ qua. Mức vitamin D thấp hơn bình thường có thể liên quan đến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nặng. Cơ thể bạn có thể tổng hợp loại vitamin này từ ánh sáng mặt trời hoặc một số sản phẩm làm từ sữa. Lưu ý bạn nên chọn sản phẩm sữa ít béo để hạn chế lượng chất béo bão hòa mà cơ thể sẽ hấp thụ.

Rượu

Nếu bạn thắc mắc người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, rượu chắc chắn không phải là lựa chọn tốt, mặc dù rượu vang vẫn có một số lợi ích sức khỏe nhất định. Loại thức uống chứa cồn này chứa nhiều nguy cơ khiến gan tổn thương hơn. Trong trường hợp bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn, bạn có thể uống rượu vang, nhưng chỉ hai ly mỗi ngày (với nam giới) hoặc một ly mỗi ngày (với nữ giới).

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai có an toàn?

(26)
Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai quá lâu, nhiều rủi ro có thể xảy ra với cả mẹ và bé như sẩy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh.Ngâm mình trong ... [xem thêm]

Hydroquinone – dùng đúng cách sẽ làm da sáng nhanh hơn

(35)
Trong số rất nhiều thành phần có trong các sản phẩm làm sáng da, hydroquinone được xem là chất có hiệu quả điều trị rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ... [xem thêm]

Các hình thức tập luyện khi mang thai tốt nhất

(21)
Mang thai không có nghĩa là bạn phải từ bỏ việc tập luyện thể thao vì đây là thói quen rất tốt, giúp ích cho cả mẹ và con. Vậy đâu là các hình thức ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]

Phá thai bao lâu thì quan hệ lại được?

(47)
Nhiều trường hợp vội vàng quan hệ sau khi phá thai khiến đường sinh dục của phụ nữ bị nhiễm trùng, gây tác động nghiêm trọng tới chức năng sinh sản. ... [xem thêm]

Những cách điều trị basedow bạn nên biết

(13)
Bệnh basedow liên quan đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp hoặc cường giáp. Việc điều trị ... [xem thêm]

6 cách tăng cường serotonin không dùng thuốc

(56)
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào nhiều quá trình trên khắp cơ thể bạn, từ việc điều chỉnh tâm trạng cho đến thúc đẩy quá trình ... [xem thêm]

Phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh để bé có đầu tròn và đẹp

(85)
Bạn đã từng nghe hội chứng đầu bẹt chưa? Bẹt đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không đặt bé nằm ngủ đúng cách. Hãy trang bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN