Carbetocin

(3.53) - 19 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của carbetocin là gì?

Carbetocin là thuốc được sử dụng để phòng ngừa những biến chứng sau mổ lấy thai. Carbetocin có tác động tương tự như hormone oxytocin có tự nhiên trong cơ thể người. Carbetocin hoạt động bằng cách khiến các cơ bắp ở tử cung co lại. Thuốc được dùng để ngăn ngừa chảy máu quá nhiều ở phụ nữ sau khi mổ lấy thai.

Bạn nên dùng carbetocin như thế nào?

Carbetocin chỉ được dùng theo toa của bác sĩ. Hãy dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngừng, dùng thuốc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn.

Báo với bác sĩ nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.

Bạn nên bảo quản carbetocin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc

Liều dùng carbetocin cho người lớn là gì?

Tiêm tĩnh mạch

Phòng ngừa trương tử cung và chảy máu nhiều sau sinh mổ

  • Người lớn: dùng 1 liều 100 mcg duy nhất trong vòng 1 phút sau khi sinh nở.

Liều dùng carbetocin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Carbetocin có những dạng và hàm lượng nào?

Carbetocin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc tiêm: 100 mcg/mL.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng carbetocin?

Bạn có thể mắc một số tác dụng phụ:

  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Đau bụng;
  • Ngứa;
  • Nóng bừng; cảm thấy nóng;
  • Hạ huyết áp;
  • Nhức đầu;
  • Run;
  • Đau lưng;
  • Chóng mặt;
  • Miệng có vị kim loại; thiếu máu;
  • Ra mồ hôi;
  • Đau ngực;
  • Khó thở;
  • Ớn lạnh;
  • Nhịp tim đập nhanh;
  • Lo lắng.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng carbetocin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng Carbetocin, báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn mắc bệnh động kinh; đau nửa đầu; hen suyễn.
  • Bạn dị ứng với carbetocin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thực phẩm chức năng và thảo dược.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Carbetocin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Cyclopropane;
  • Halothane;
  • Methylergometrine;
  • Oxytocin;
  • Ergot alkaloids;
  • Anaesthetics dạng hít;
  • Prostaglandins;
  • Thuốc co mạch.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới carbetocin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến carbetocin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu, thuốc nên được dùng thận trọng nếu bạn mắc bệnh này.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Bác sĩ sẽ là người chỉ định liều lượng thuốc cho bạn, do đó khó xảy ra trường hợp dùng quá liều.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Thuốc chỉ dùng khi cần thiết trong lúc sinh mổ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Noflux®

(68)
Tên gốc: rabeprazole, rabeprazole sodiumTên biệt dược: Noflux®Phân nhóm: men kháng viêmTác dụngTác dụng của thuốc Noflux® là gì?Noflux® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Sữa Ensure®

(57)
Tìm hiểu chungTác dụng của sữa Ensure® là gì?Sữa Ensure® bổ sung calo đậm đặc và protein để giúp bệnh nhân tăng cân hoặc duy trì cân nặng. Sữa Ensure® còn ... [xem thêm]

Thuốc Tidact®

(12)
Tên gốc: clindamycinPhân nhóm: các loại kháng sinh khácTên biệt dược: Tidact®Tác dụngTác dụng của thuốc Tidact® là gì?Tidact® là một kháng sinh chống vi khuẩn ... [xem thêm]

Mumcal

(49)
Tên gốc: calci lactatPhân nhóm: canxi/phối hợp vitamin với canxiTên biệt dược: MumcalTác dụngTác dụng của thuốc Mumcal là gì?Thuốc Mumcal là một loại thuốc bổ, ... [xem thêm]

Rivotril®

(85)
Tên gốc: clonazepamPhân nhóm: thuốc chống co giậtTên biệt dược: Rivotril®Tác dụngTác dụng của thuốc Rivotril® là gì?Rivotril® là một thuốc thuộc nhóm ... [xem thêm]

Rifabutin

(57)
Tên gốc: rifabutinPhân nhóm: thuốc kháng lao/các loại kháng sinh khácTác dụngTác dụng của rifabutin là gì?Rifabutin được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với ... [xem thêm]

Lidocain 10%

(82)
Tên gốc: lidocaine 3,8gTên biệt dược: Lidocain 10%Phân nhóm: thuốc gây mê-gây têTác dụngTác dụng của thuốc Lidocain 10% là gì?Thuốc Lidocain 10% được sử dụng ... [xem thêm]

Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz

(70)
Thành phần: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA, curcuma phospholipidPhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợTên thương hiệu: ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN