Một số điều cần biết về u men (ameloblastoma)

(3.72) - 18 đánh giá

TỔNG QUAN

U men là gì?

U men (hay gọi đầy đủ tên: u nguyên bào tạo men) là loại u do răng lành tính chiếm tỷ lệ cao trong các loại u vùng hàm mặt. Đây là một u có tổ chức học giống men răng nhưng biệt hóa theo hướng khác không tạo thành men răng.

Sự phát triển, xâm lấn của u men một cách âm thầm, liên tục, gây biến dạng mặt trầm trọng nếu u lớn. Đặc biệt là khả năng tái phát cao sau điều trị bảo tồn thông thường.

Do u nguyên bào tạo men có tỷ lệ tái phát cao nên phẫu thuật viên thường có khuynh hướng điều trị triệt để, nhất là trên những u nguyên bào tạo men tái phát sau khi được điều trị bảo tồn. Việc điều trị triệt để đã để lại nhiều hậu quả, di chứng nặng nề cho bệnh nhân về thẩm mỹ và chức năng. Nhất là ở người trẻ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Do đó, việc phát hiện sớm u men là rất cần thiết.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Làm sao để phát hiện sớm sang thương u men?

Thông thường sang thương u được phát hiện tình cờ khi chụp phim X-quang thường quy (những phim này được chỉ định chụp khi bệnh nhân khám kiểm tra hàm mặt định kỳ).

U men xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Do xuất phát từ biểu mô tạo răng, nên u men thường chỉ liên quan đến xương hàm trên, xương hàm dưới và thường nằm ở vùng răng sau xương hàm dưới; gây phồng xương và biến dạng mặt.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng điển hình của u men

U men ngoại biên

Do sự sai biệt về quá trình biệt hóa của biểu mô tạo răng nằm lạc chỗ ở nướu răng hay xương ổ răng. Biểu hiện bằng một khối u với bề mặt nhẵn láng một thuỳ hay nhiều thuỳ.

Hình 1: U men ngoại biên nằm ở nướu răng mặt trong xương hàm dưới vùng răng trước phải

Hình 2: U men ngoại biên nằm ở nướu răng mặt trong xương hàm trên vùng răng trước trái

U men trung tâm:

Xương hàm dưới:

  • Giai đoạn sớm :

U phát triển chậm, âm thầm và hầu như như không có dấu chứng nào.

Thường chỉ phát hiện tình cờ trên phim X-quang chụp thường quy.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào phim X- quang để kết luận đó là u men giai đoạn sớm thì không chính xác. Cần kết hợp với kết quả giải phẫu bệnh lý.

  • Giai đoạn u men phát triển :

U men phát triển theo mọi hướng gây phá huỷ xương và các mô xung quanh, làm tiêu ngót chân răng, tê môi cằm…

Khi u có kích thước lớn, gây phồng xương. Bệnh nhân thường than phiền biến dạng mặt, mất thẩm mỹ.

Trong miệng, ngách lợi sưng phồng, không đau, bề mặt nhẵn, niêm mạc phủ bên trên bình thường. Răng trên u có thể lung lay hoặc di lệch. Một số trường hợp bệnh nhân than đau, khó chịu và chảy mủ.

Hình 3&4: U men gây biến dạng mặt, phồng xương hàm dưới bên phải.

Hình 5&6: U men gây phồng ngách lợi hàm dưới vùng cằm, tiêu ngót chân răng.

  • Giai đoạn nặng :

U có kích thước lớn, gây phồng xương nhiều, mặt biến dạng rõ, xương bị phá hủy. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức nhiều, răng lung lay nhiều hay bị xô lệch.

Trường hợp u có kích thước lớn, xâm lấn kênh răng dưới làm tê môi dưới, nếu bờ dưới xương hàm dưới bị phá hủy, u có thể gây gãy xương bệnh lý.

Hình 7&8: U men lớn xương hàm dưới.

Xương hàm trên :

Tuỳ vào mức độ phát triển, kích thước và khả năng xâm lấn mà có các triệu chứng sau đây:

– Khối sưng ở tầng giữa mặt, phồng xương ngách lợi, khẩu cái.

– Nghẹt mũi.

– Mất khứu.

– Tê môi trên, má, cạnh mũi cùng bên do ảnh hưởng dây thần kinh V2.

Hình 9&10: U men xương hàm trên phải

ĐIỀU TRỊ

U men điều trị như thế nào?

Không có một loại điều trị chuẩn nào có thể áp dụng cho bệnh nhân u men.

* U men ngoại vi: Có thể điều trị bảo tồn, tỷ lệ tái phát thấp.

* U men trung tâm: Tùy vị trí, đặc điểm đại thể và vi thể sẽ có cách điều trị khác nhau.

* U men dạng nang: Có thể điều trị bảo tồn, nhưng sự tái phát thường xảy ra khi chỉ nạo u đơn thuần.

* Tổn thương u men dạng đặc: Đòi hỏi tối thiểu phẫu thuật cắt xương, bởi vì tỷ lệ tái phát sau khi nạo là 50%-90% trường hợp. Cắt nguyên khối (block excision) hay cắt bỏ (resection) thường dè dặt trong những tổn thương lớn. Các tổn thương u men lớn thường phải cắt đoạn xương hàm, một số trường hợp phải tháo khớp thái dương – hàm, để lại di chứng nặng nề sau phẫu thuật.

Tổn thương ác tính giải quyết như tổn thương ung thư.

U men hàm trên khó điều trị hơn so với u men ở hàm dưới vì liên quan đến cấu trúc giải phẫu quan trọng xung quanh và khả năng ung thư xương hàm trên khá cao. Như thế, u men hàm trên trong xương thường được cắt với lề bình thường rộng hơn u hàm dưới.

U men có tỷ lệ tái phát cao sau điều trị, thậm chí sau 10 năm. Do đó, cần phải tái khám theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng sau điều trị u men.

Tài liệu tham khảo

1. Cawson R.A, Binnie W.H, Barrett A.W (2001), Oral Disease , 3 rd Edition, Mosby.

2. Coleman G.C, Nelson J F (1995), Principles of Oral Diagnosis , Mosby Year Book, 404 – 405.

3. Neville, Damm, Allen Bouquot (2002), Oral & maxillofacial Pathology , Second Edition, W.B. Saunders Company, 611-619.

4. Rajendran R, Sivapathasundharam B (2006), Shafer’s Textbook of Oral Pathology , 5 th Edition, 381-391.

5. Regezi J.A, Seiubba JJ, Richard C.K.Jordan, (2003), Oral Pathology, Clinical Pathologic Correlation , 4 th Edition, Saunders, 267-274.

Biên dịch - Hiệu đính

TS. BS. Nguyễn Thanh Tùng - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

(48)
Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi răng rơi khỏi ổ xương

(54)
Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ trẻ bị chấn thương răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tỉ lệ này ở các nước khác như theo một ... [xem thêm]

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

(43)
Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ... [xem thêm]

Viêm nha chu

(94)
Viêm nha chu là gì? Mô nha chu là mô quanh răng hay các mô nâng đỡ răng bao gồm các cấu trúc nâng đỡ răng là mô mềm (nướu răng) và xương nâng đỡ (xương ổ ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

(71)
Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cho nha sĩ biết ... [xem thêm]

Nước uống đóng chai và sức khoẻ răng miệng

(13)
Tình hình sử dụng nước đóng chai trên thế giời và ở Việt Nam Ngày càng nhiều người có ý thức về sức khỏe thích uống nước đóng chai vì đảm bảo ... [xem thêm]

Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

(76)
Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN