Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

(3.64) - 43 đánh giá

Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ngắn hạn trước khi điều trị nha khoa. Điều này được thực hiện với niềm tin thuốc kháng sinh có thể phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT), trước đây được gọi là “Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn”. VNTMNT là nhiễm trùng van tim hay màng lót bên trong của tim, do vi khuẩn vào dòng máu và đi đến tim gây ra. Thông thường, vi khuẩn có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, kể cả trên da và trong miệng.

Hình 1. Màng trong của tim.

Hình 2. Vi khuẩn từ miệng có thể xâm nhập vào máu, đến tim gây VNTMNT.

Khuyến cáo mới của AHA

Khuyến cáo mới nhất của AHA đã được công bố trực tuyến trên tạp chí khoa học Sự lưu thông (Circulation), vào tháng 4 năm 2007. Và đó là tin tốt vì khuyến cáo mới cho rằng hầu hết những bệnh nhân này không cần phải dùng thuốc kháng sinh ngắn hạn để phòng ngừa trước khi điều trị nha khoa.

Khuyến cáo này dựa trên sự phát triển của các bằng chứng khoa học cho thấy nguy cơ uống thuốc kháng sinh phòng ngừa lớn hơn lợi ích do nó mang lại đối với hầu hết bệnh nhân. Những rủi ro bao gồm phản ứng bất lợi với thuốc kháng sinh từ nhẹ đến nghiêm trọng. Sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp có thể dẫn đến sự phát triển của những dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy không có bằng chứng thuyết phục về việc uống thuốc kháng sinh trước một thủ thuật nha khoa có thể ngăn chặn VNTMNT ở những bệnh nhân có nguy cơ phát triển nhiễm trùng tim. Tim của những bệnh nhân này thường tiếp xúc với vi khuẩn xâm nhập từ miệng theo đường máu trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Các khuyến cáo mới dựa trên một đánh giá toàn diện về các nghiên cứu đã công bố cho thấy VNTMNT có nhiều khả năng xảy ra từ những hoạt động hàng ngày hơn từ một thủ thuật nha khoa.

Khuyến cáo cho rằng những bệnh nhân trước đây từng dùng kháng sinh dự phòng nhưng hiện nay không cần nữa bao gồm: sa van hai lá, bệnh thấp tim, bệnh van tim chẻ đôi, xơ hóa động mạch, hoặc các bệnh tim bẩm sinh (xuất hiện từ khi sinh ra) ví dụ khiếm khuyết vách ngăn tâm thất, khiếm khuyết vách ngăn tâm nhĩ và bệnh cơ tim phì đại.

Khuyến cáo mới chỉ nhắm đến những bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến hậu quả xấu nhất nếu họ phát triển một nhiễm trùng tim. Kháng sinh phòng ngừa trước một thủ thuật nha khoa là cần thiết đối với các đối tượng sau:

  • Van tim nhân tạo;
  • Có tiền sử VNTMNT;
  • Một số bệnh tim bẩm sinh nặng, như:
    • Bệnh tim bẩm sinh tím tái không phục hồi hay phục hồi không hoàn toàn, bao gồm cả trường hợp có ống dẫn hay shunts giảm nhẹ;
    • Khiếm khuyết tim bẩm sinh được phục hồi hoàn toàn bằng thiết bị hay vật liệu tạo hình qua phẫu thuật mở hoặc nội soi, trong sáu tháng đầu sau thủ thuật;
    • Khiếm khuyết tim bẩm sinh được phục hồi nhưng tái phát tại vị trí đặt vật liệu hay thiết bị tạo hình hoặc vùng kế cận;
  • Ghép tim, trong đó có vấn đề về van tim.

Các khuyến cáo mới áp dụng cho nhiều thủ thuật nha khoa, bao gồm làm sạch răng và nhổ răng. Bệnh nhân bị tim bẩm sinh có thể có những tình huống phức tạp. Do đó, những trường hợp này cần đến bác sĩ tim mạch để tham vấn những lựa chọn nào là tốt nhất cho sức khỏe của họ.

Bệnh nhân và gia đình cũng nên hỏi kỹ các nhân viên chăm sóc sức khỏe về thời điểm sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng trước một thủ thuật y hay nha khoa .

Khuyến cáo của AHA nhấn mạnh rằng việc duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu và giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày là quan trọng trong việc giảm nguy cơ VNTMNT hơn là uống thuốc kháng sinh phòng ngừa trước khi khám răng. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web “www.ada.org“.

Hình 3. Chăm sóc răng miệng hàng ngày có vai trò quan trọng trong phòng ngừa VNTMNT hơn sử dụng kháng sinh trước điều trị nha khoa.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_75.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Phan Thế Huy - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi răng rơi khỏi ổ xương

(54)
Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ trẻ bị chấn thương răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tỉ lệ này ở các nước khác như theo một ... [xem thêm]

Phẫu thuật nâng xoang và tái tạo sống hàm

(86)
Nâng xoang Giới thiệu Một chìa khóa cho sự thành công của implant chính là khối lượng và số lượng xương nơi implant được đặt vào. Xương hàm trên phía ... [xem thêm]

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

(43)
Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ... [xem thêm]

Răng nhạy cảm: Nguyên nhân và điều trị

(37)
Đôi khi nhấm một muỗng kem hoặc nhấp một ngụm cà phê, bạn cảm thấy đau nhói hay việc sử dụng chỉ nha khoa, đánh răng làm bạn cảm thấy ê buốt. Có thể ... [xem thêm]

Thuốc có chứa Biphosphonate và sức khoẻ răng miệng

(33)
Nếu bác sĩ kê toa cho bạn thuốc có chứa biệt dược Biphosphonate để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương hay nằm trong kế hoạch điều trị ung thư, bạn ... [xem thêm]

Các bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt ở người lớn tuổi

(52)
Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên ... [xem thêm]

Một số điều cần biết về u men (ameloblastoma)

(18)
TỔNG QUAN U men là gì? U men (hay gọi đầy đủ tên: u nguyên bào tạo men) là loại u do răng lành tính chiếm tỷ lệ cao trong các loại u vùng hàm mặt. Đây ... [xem thêm]

Chăm sóc răng miệng khi mang thai

(93)
Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN