Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

(4.26) - 76 đánh giá

Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.

Xem thêm bài viết Giải quyết sâu răng của BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang

Chăm sóc răng và nướu

Sâu răng được tạo ra bởi lớp vi khuẩn mỏng thường gọi là mảng bám bao quanh răng. Khi ăn uống, mảng bám vi khuẩn này hấp thu đường và chuyển hoá thành acids (a-xít) có khả năng tấn công men răng. Khả năng bám dính của mảng bám vi khuẩn sẽ lưu giữ acids tiếp xúc với men răng một thời gian dài sau khi ăn hoặc uống. Nếu phải thường xuyên và liên tục tiếp xúc với các loại acids đó, men răng tới một lúc nào đó sẽ bị xuyên thủng và hình thành các ổ răng sâu.

Việc thường xuyên loại bỏ mảng bám quanh răng nói trên là rất quan trọng. Hãy chải răng 2 lần 1 ngày và vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng 1 lần 1 ngày. Một khi mảng bám đã hình thành, chúng có thể gây phù nề và chảy máu nướu răng. Cuối cùng, mô mềm và mô cứng giữ răng tại chỗ có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ bị mất răng.

Bạn nên đến nha sĩ định kỳ để được kiểm tra răng miệng toàn diện và vệ sinh răng miệng chu đáo.

Xem thêm bài viết Cách giữ hàm răng trắng sạch của Nguyễn Duy Hùng

Chế độ ăn và sức khoẻ răng miệng

Việc chú ý tới thói quen ăn uống có thể giảm bớt nguy cơ bị sâu răng. Việc thường xuyên uống các đồ uống có đường như soda (sô-đa), nước trái cây, nước thể thao (sport drinks), hay nước có hương liệu sẽ tạo môi trường gây sâu răng vì răng sẽ bị acids tấn công.

Việc để mắt tới lượng đường trong chế độ ăn cũng có thể giúp bạn giữ gìn răng miệng. Hầu hết các loại thức ăn đều chứa đường. Ví dụ, trái cây và rau củ chứa đường tự nhiên, trong khi các loại thức ăn khác đều được bổ sung đường. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ sâu răng do ăn quá nhiều đường bằng cách hạn chế các thực phẩm nhiều đường. Ngoài ra, nên ăn đồ ngọt trong bữa ăn chính hơn là ăn vặt. Nước bọt được tiết ra nhiều hơn trong bữa ăn chính so với khi ăn vặt. Chính nước bọt giúp giảm các loại acids gây sâu răng và tráng sạch các hạt thức ăn nhỏ trong miệng.

Việc nhai kẹo cao su cũng giúp kích thích tiết nước bọt, tăng thêm calcium (canxi) và phosphate (phophat) trong nước bọt để giúp củng cố men răng. Nhai kẹo cao su không đường trong vòng 20 phút sau bữa ăn giúp phòng chống sâu răng. Khi mua kẹo cao su không đường, bạn nên tham khảo xem trên đó có dấu chứng nhận của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (American Dental Association: ADA) hay không. Dấu chứng nhận này đảm bảo kẹo cao su đạt các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả do Hiệp hội đề ra.

Chế độ ăn cân đối

Chế độ ăn cân đối rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng quát của bạn. Ủy ban Lương thực Hoa Kỳ (The United States Department of Agriculture (USDA)) khuyến khích chúng ta chọn thực phẩm gồm đủ thành phần theo các nhóm:

  • Rau quả, đặc biệt là loại có màu xanh lục đậm và màu vàng cam;
  • Thức ăn làm từ các loại ngũ cốc còn nguyên cám như bánh mỳ làm từ hạt bột mỳ nguyên hạt, gạo nâu hay bột yến mạch;
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa chua ít béo, pho-mát ít béo;
  • Các loại đậu và thịt như thịt gà, cá hay thịt bò nạc;
  • Dầu như dầu ăn hay tinh dầu từ các loại hạt và một số loài cá.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khuyến nghị của Ủy ban Lương thực Hoa Kỳ và tìm những lời khuyên về cách sống lành mạnh trên website của Ủy ban. Trang web của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cung cấp thông tin phong phú về những cách bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Hãy ghé thăm trang web của Hiệp hội tại www.ada.org.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_dec_2010.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mang lại nụ cười bằng hàm răng giả

(16)
Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở ... [xem thêm]

Răng nhạy cảm: Nguyên nhân và điều trị

(37)
Đôi khi nhấm một muỗng kem hoặc nhấp một ngụm cà phê, bạn cảm thấy đau nhói hay việc sử dụng chỉ nha khoa, đánh răng làm bạn cảm thấy ê buốt. Có thể ... [xem thêm]

Bảo hiểm Nha khoa và những điều cần biết

(59)
Cùng với mức sống và dân trí ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người để duy trì một cuộc sống đầy đủ và ... [xem thêm]

Một số điều cần biết về u men (ameloblastoma)

(18)
TỔNG QUAN U men là gì? U men (hay gọi đầy đủ tên: u nguyên bào tạo men) là loại u do răng lành tính chiếm tỷ lệ cao trong các loại u vùng hàm mặt. Đây ... [xem thêm]

Từ bỏ thói quen hút thuốc

(53)
Mark Twain, một nhà văn nổi tiếng của Hoa Kỳ, đã từng nói: “Bỏ hút thuốc thì dễ dàng. Tôi đã thực hiện nó một ngàn lần.” Để từ bỏ thói quen hút ... [xem thêm]

Chăm sóc răng miệng khi đi du lịch xa

(95)
Cuộc sống ngày càng phát triển với guồng quay công việc hối hả thì nhu cầu hưởng thụ của con người cũng cần được đáp ứng. Du lịch là một trong ... [xem thêm]

Mười vấn đề răng miệng hay gặp nhất

(82)
Đau răng Khi bạn bị đau ở răng hay đau ở xương hàm, có thể nghĩ đến việc là bị sâu răng. Đau răng thường có nguyên do là sâu răng hay có thể là biểu ... [xem thêm]

Nghệ thuật xỏ khuyên ở miệng và vấn đề sức khoẻ

(57)
Xỏ khuyên trên cơ thể nói chung và xỏ khuyên ở các bộ phận của miệng (như môi má, lưỡi, nướu răng, thậm chí lưỡi gà) đã có lịch sử từ rất lâu. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN