Nước uống đóng chai và sức khoẻ răng miệng

(3.62) - 13 đánh giá

Tình hình sử dụng nước đóng chai trên thế giời và ở Việt Nam

Ngày càng nhiều người có ý thức về sức khỏe thích uống nước đóng chai vì đảm bảo được tính vệ sinhan toàn khi sử dụng, hạn chế các bệnh lý về đường ruột (như tiêu chảy), nhất là khi đi du lịch xa. Thậm chí một số người còn từ bỏ nước máy fluor hóa để thay bằng nước uống đóng chai. Một nghiên cứu ở Mỹ ghi nhận người Mỹ tiêu thụ hơn 5 tỉ gallon (1gallon = 3,78l) nước uống đóng chai trong năm 2000, nhiều hơn gấp đôi so với 10 năm trước đó. Một vài dự báo cho rằng nước uống đóng chai sẽ nhanh chóng trở thành loại nước uống phổ biến thứ hai của quốc gia này sau nước giải khát (soft drink). Vậy liệu đây có thực sự là một lựa chọn hay một xu hướng tối ưu cho sức khỏe của bạn?

Trong bối cảnh hiện nay, tại Việt Nam, nước uống đóng chai là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Thực tế, nhiều loại nước đóng chai không rõ nguồn gốc, không có quy trình xử lý thích hợp vẫn nhan nhản tồn tại, trôi nổi trên thị trường. Nhiều bài báo trong thời gian qua về “nước đóng chai làm từ nước giếng khoan”, “nước đóng chai nổi rêu, bốc mùi hôi”, “nước đóng bình chứa ễnh ương”… thật sự gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vậy nên hay không sử dụng nước uống đóng chai tại Việt Nam?

Hình 1. Nước uống đóng chai, bình tại Việt Nam.

Vai trò của nước đối với cơ thể và sức khỏe răng miệng

Phần lớn cơ thể người được cấu thành từ nước (70-80%). Nước giúp cho hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể vận hành trơn tru. Nước giúp điều chỉnh thân nhiệt, loại bỏ chất thải, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến hàng tỉ tế bào trong cơ thể.

Nước giúp sản sinh chất hoạt dịch làm bôi trơn hệ thống cơ khớp, trong đó có khớp thái dương hàm – khớp nối giữa hàm dưới và hệ thống sọ mặt – là một khớp đặc biệt và quan trọng trong các hoạt động chức năng của vùng hàm mặt.

Hình 2. Khớp thái dương hàm bảo đảm các chức năng quan trọng vùng hàm mặt.

Nước cũng là thành phần quan trọng của nước bọt – đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng như: làm sạch khoang miệng, tiêu hóa thức ăn, tạo điều kiện cho quá trình mất khoáng – tái khoáng men răng, trung hòa axít từ thức ăn…Uống nhiều nước sẽ giúp làm giảm khô miệng – một biểu hiện của tình trạng thiếu nước do nguyên nhân toàn thân hay tại chỗ.

Nước uống chứa một lượng fluor thích hợp cũng giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp răng được cứng chắc vì bổ sung fluor cho quá trình tái khoáng hóa men răng.

Nhu cầu nước và các thành phần trong nước uống

Các chuyên gia về sức khỏe thường khuyến cáo tiêu thụ 8-10 cốc nước hay 2-2,5 lít nước một ngày. Số lượng có thể thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể, hoạt động thể chất hoặc điều kiện thời tiết nóng bức.

Ngoài thành phần chính là H2O (công thức hóa học của nước), nước uống còn chứa một số thành phần chất khoáng ở nồng độ thích hợp rất có ích cho sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng ví dụ như fluor. Nước fluor hóa là một biện pháp sức khỏe cộng đồng được công nhận rộng rãi về vai trò phòng ngừa sâu răng. Ở một số khu vực có lượng fluor trong nước dưới mức tối ưu, người ta đã bổ sung thêm fluor vào nước để đảm bảo người dân nhận được lợi ích của fluor. Lượng fluor thường được báo cáo ở dạng 1 phần triệu (ppm-parts per million) hoặc mg/L. Để phòng ngừa sâu răng, nước nên chứa 0.7-`1.2 ppm fluor, (1 ppm bằng 1mg/L). Tại Tp.HCM, việc fluor hóa nước máy tại các quận nội thành từ năm 1990 đã góp phần giảm đáng kể tỉ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ trong địa bàn so với những vùng không có fluor hóa nước máy.

Bảng 1. Quy định nồng độ tối đa một số chất vô cơ trong nước uống (theo “2012 Edition of the Drinking Water Standards and Health Advisories” , United States Environmental Protection Agency)

Chất

Nồng độ tối đa cho phép

Nhôm (Al)

0,05 to 0,2 mg/L

Clo (Cl)

250 mg/L

Đồng (Cu)

1,3 mg/L

Fluor (Fl)

4,0 mg/L

Sắt (Fe)

0,3 mg/L

Mangan (Mn)

0,05 mg/L

Bạc (Ag)

0,1 mg/L

Sulfate (SO4)

250 mg/L

Kẽm (Zn)

5 mg/L

Chì (Pb)

0

Thủy ngân (Hg)

0,002 mg/L

Nitrate (NO3)

10 mg/L

pH

6.5 – 8.5

Sự thật về nước đóng chai

Nếu nước uống đóng chai là nguồn nước uống chủ yếu của bạn, có thể bạn đã bỏ qua tác dụng phòng ngừa sâu răng của fluor. Thành phần fluor trong nước uống đóng chai có sự thay đổi rất lớn, có một lượng đáng kể nước đóng chai không chứa fluor ở mức tối ưu, hay thậm chí không có fluor. Nhiều hãng nước đóng chai nổi tiếng thực hiện quy trình thẩm thấu ngược và chưng cất để xứ lý nước. Việc xử lý này sẽ loại bỏ toàn bộ fluor và các chất khoáng khác có trong nước.

Đối với những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần nước còn phức tạp hơn với các loại kim loại nặng, vi khuẩn, mầm bệnh… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài.

Sử dụng nước đóng chai hợp lý

Chất lượng nước là yếu tố hàng đầu mà bạn quan tâm. Bằng cách nào có thể đảm bảo cho chính bạn và gia đình sử dụng nước đóng chai an toàn và có lợi cho sức khỏe?

Hãy lựa chọn những sản phẩm nước đóng chai có tên tuổi, nhãn hiệu trên thị trường. Giá cả là một vấn đề cần cân nhắc, nhưng sự tính toán không khôn ngoan sẽ khiến chúng ta tốn kém nhiều hơn khoản tiết kiệm ban đầu.

Bạn cũng nên kiểm tra thông tin của công ty sản xuất nước đóng chai mà mình sử dụng. “Công ty ma”, “địa chỉ ma” là những từ không quá xa lạ trong thời đại ngày nay.

Hình 3. Cần thận trọng với những chai nước không có nhãn mác.

Hãy kiểm tra thành phần chất khoáng trong nhãn chai. Liên hệ với công ty nếu thành phần fluor không được ghi trên nhãn chai, cũng như lượng fluor chứa trong nước.

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Độ pH 6,5 – 8,5
2.Tổng chất rắn hoà tan, mg/l, không lớn hơn 500
3. Clorua, mg/l, không lớn hơn 250
4. Sunphat, mg/l tính theo B, không lớn hơn 250

5. Natri, mg/l, không lớn hơn

200
6. Florua, mg/l, không lớn hơn 1,5
7. Amoni, mg/l, không lớn hơn 1,5
8. Kẽm, mg/l, không lớn hơn 3
9. Nitrat, mg/l, không lớn hơn 50
10. Nitrit, mg/l, không lớn hơn 0,02
11. Đồng, mg/l, không lớn hơn 1
12.Sắt, mg/l, không lớn hơn 0,5
13. Nhôm tổng số, mg/l, không lớn hơn 0,2
14. Mangan, mg/l, không lớn hơn 0,5
15. Bari, mg/l, không lớn hơn 0,7
16. Borat, mg/l, tính theo B, không lớn hơn 5
17. Crôm, mg/l, không lớn hơn 0,05
18. Asen, mg/l, không lớn hơn 0,01
19. Thuỷ ngân, mg/l, không lớn hơn 0,001
20. Cadimi, mg/l, không lớn hơn 0,003
21. Xyanua, mg/l, không lớn hơn 0,07
22. Niken, mg/l, không lớn hơn 0,02
23. Chì, mg/l, không lớn hơn 0,01
24. Selen, mg/l, không lớn hơn 0,01
25. Antimon, mg/l, không lớn hơn 0,005
26. Hydrocacbon thơm đa vòng 1)
27. Mức nhiễm xạ:

  • Tổng độ phóng xạ a, Bq/l, không lớn hơn
  • Tổng độ phóng xạ b, Bq/l, không lớn hơn

0,1

1

1) Theo “Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống” ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ

Tiêu chuẩn nước uống đóng chai TCVN 6096 – 2004. Ban hành theo quyết định số 23/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Kiểm tra kỹ nắp chai, bình có được đóng kín khi mua hay không để chắc chắn không rơi vào trường hợp “rượu giả, bình thật”.

Bên cạnh nước đóng chai, hãy kết hợp sử dụng nguồn nước máy fluor hóa trong sinh hoạt hàng ngày để tận dụng những lợi ích của nguồn nước này, cũng như giảm chi phí sử dụng nước.

Đừng sử dụng các hệ thống xử lý nước tại nhà như thẩm thấu ngược và chưng cất vì có thể loại bỏ fluor có trong nước. Hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng hay liên hệ với nhà sản xuất các loại máy này để biết được tác động của chúng đối với thành phần chất khoáng trong nước.

Tài liệu tham khảo

  • http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_30.pdf
  • http://www.oralcancerfoundation.org/dental/pdf/mgmnt_of_xerostomia.pdf
  • http://water.epa.gov/drink/contaminants/upload/mcl-2.pdf
  • http://water.epa.gov/action/advisories/drinking/upload/dwstandards2012.pdf
  • http://www.cdc.gov/fluoridation/
  • Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hoàng Trọng Hùng, Đào Thị Hồng Quân (2007), “Hiệu quả của việc thay đổi nồng độ fluor trong nước máy trên tình trạng sâu răng của trẻ 3 tuổi tại Tp.HCM” , Tạp chí y học, Tập 11, Số 2, trang 128-135.
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Nguyễn Phan Thế Huy - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Răng nhạy cảm: Nguyên nhân và điều trị

    (37)
    Đôi khi nhấm một muỗng kem hoặc nhấp một ngụm cà phê, bạn cảm thấy đau nhói hay việc sử dụng chỉ nha khoa, đánh răng làm bạn cảm thấy ê buốt. Có thể ... [xem thêm]

    Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

    (68)
    Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

    Điều trị Fluor tại phòng nha

    (94)
    Sâu răng gây ra do vi khuẩn sinh a-xit đóng khúm quanh răng và nướu trong một màng dính và thấy được gọi là mảng bám. Răng dễ bị sâu hơn ở người không có ... [xem thêm]

    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

    (76)
    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan ... [xem thêm]

    Chụp X quang trong nha khoa

    (26)
    Hình ảnh X quang nha khoa là một phần quan trọng trong việc khám và chữa răng. Cùng với việc kiểm tra trong miệng, hình ảnh X quang cho bác sĩ nha khoa có một cái ... [xem thêm]

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

    (71)
    Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cho nha sĩ biết ... [xem thêm]

    Nghệ thuật xỏ khuyên ở miệng và vấn đề sức khoẻ

    (57)
    Xỏ khuyên trên cơ thể nói chung và xỏ khuyên ở các bộ phận của miệng (như môi má, lưỡi, nướu răng, thậm chí lưỡi gà) đã có lịch sử từ rất lâu. ... [xem thêm]

    Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

    (43)
    Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN