Tìm hiểu chung
Bệnh polyp dạ dày là gì?
Polyp dạ dày là các khối u của các tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Những polyp này khá hiếm và thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu nào.
Polyp dạ dày thường được phát hiện khi bác sĩ kiểm tra vì một số lý do khác. Hầu hết các polyp dạ dày thực sự không trở thành ung thư. Tuy nhiên, một số loại có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày trong tương lai. Dựa trên loại polyp dạ dày bạn có, việc điều trị có thể liên quan đến việc loại bỏ polyp hoặc theo dõi sự thay đổi của nó.
Mức độ phổ biến của bệnh polyp dạ dày
Không có yếu tố nguy cơ rõ ràng đối với bệnh polyp dạ dày. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở người già. Bệnh có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh polyp dạ dày là gì?
Polyp dạ dày thường không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi một polyp dạ dày to lên, vết loét mở có thể phát triển trên bề mặt của nó. Hiếm khi, polyp có thể chặn đường thông giữa dạ dày và ruột non. Nếu tắc nghẽn xảy ra, các dấu hiệu và triệu chứng polyp dạ dày bao gồm:
- Đau hoặc đau khi nhấn vào bụng.
- Buồn nôn
- Máu trong phân
- Thiếu máu
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn và ngăn ngừa một tình trạng sức khỏe khác, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh polyp dạ dày. Những nguyên nhân sau đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh polyp dạ dày:
- Viêm dạ dày mãn tính: người ta tin rằng bệnh này có thể gây ra polyp dạ dày. Nếu viêm dạ dày là nguyên nhân, các polyp thường được bác sĩ loại bỏ.
- Bệnh đa polyp tuyến gia đình: hội chứng di truyền hiếm gặp này có thể gây ra polyp.
- Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc dạ dày nhất định: polyp thường gặp ở những người thường xuyên uống thuốc ức chế bơm proton để điều trị tiết dịch axít dạ dày. Những polyp này nói chung nhỏ và không ảnh hưởng nhiều.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp dạ dày?
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp dạ dày bao gồm:
- Tuổi – polyp dạ dày phổ biến hơn ở người lớn tuổi
- Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn
- Đa polyp tuyến gia đình – hội chứng di truyền hiếm gặp
- Thường xuyên sử dụng các chất ức chế bơm proton như Nexium, Prilosec và Protonix
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh polyp dạ dày?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị polyp dạ dày, các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán polyp dạ dày bao gồm:
- Nội soi: xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát bên trong dạ dày
- Sinh thiết mẫu mô
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh polyp dạ dày?
Tùy thuộc vào loại polyp dạ dày, một số phương pháp điều trị được khuyến cáo như:
- Polyp nhỏ không phải là u tuyến: các polyp này có thể không cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi định kỳ.
- Polyp lớn: những polyp này có thể cần phải được loại bỏ để ngăn ngừa tắc nghẽn. Hầu hết các polyp dạ dày có thể được loại bỏ khi nội soi.
- U tuyến: những khối u này có thể trở thành ung thư và thường được loại bỏ khi nội soi.
- Polyp liên quan đến đa polyp tuyến gia đình: những polyp này được loại bỏ vì chúng có thể trở thành ung thư.
Bác sĩ có thể đề nghị nội soi theo dõi để kiểm tra polyp tái phát. Nếu polyp là do nhiễm trùng, bác sĩ khuyến khích điều trị nhiễm trùng đầu tiên bằng thuốc kháng sinh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh polyp dạ dày?
Một lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp dạ dày và giảm thiểu nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Các bước phòng ngừa bao gồm:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
- Hạn chế tiêu thụ rượu
- Không sử dụng thuốc lá
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.