Những điều cần biết khi răng rơi khỏi ổ xương

(3.95) - 54 đánh giá

Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ trẻ bị chấn thương răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tỉ lệ này ở các nước khác như theo một khảo sát ở Anh thì tỉ lệ này là 25% cho một chiếc răng ở phía trước. Chấn thương răng cũng xảy ra với một số người trưởng thành. Chấn thương có thể làm nứt, gãy, trồi, lung lay răng…hay thậm chí là răng bị rơi ra ngoài, không còn được lưu giữ trong xương ổ. Bài viết này sẽ đưa cho bạn lời khuyên trong trường hợp răng rơi ra ngoài.

Hình 1: Một số trường hợp gây chấn thương răng.

Đối với răng sữa

Vì với các răng sữa ở phía trước thì tuổi thay răng thường là 6 hoặc 7 tuổi. Vì vậy nếu chẳng may trẻ bị ngã và răng rơi ra ngoài, hãy để răng rơi ra như thế. Bạn không nên cố đặt lại răng vào vị trí vừa rơi ra vì bạn sẽ có thể làm tổn thương mầm răng đang phát triển bên dưới. Các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên từ từ. Trong trường hợp nướu của răng sau khi rơi ra bị đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như Paracetamol. Nếu gặp những trường hợp chảy máu nhiều bạn nên mang con đến bác sĩ để khám.

Đối với răng vĩnh viễn

Thường gặp răng vĩnh viễn bị rơi ra ở những trẻ lớn hơn hoặc ở người trưởng thành. Khi răng bị rơi ra cần:

  • Đặt lại răng vào ổ răng càng sớm càng tốt.
  • Sau đó đưa tới nha sĩ sớm nhất có thể để bảo tồn răng.

Người lớn khi thấy có người rơi răng ra ngoài, nên đặt lại răng vào ổ răng cho người bị thương.

  • Không nên trì hoãn, không cần phải đợi nha sĩ.
  • Nếu răng rơi ra sạch, đặt ngay nó vào ổ răng và tìm đến nha sĩ.
  • Khi giữ răng trong tay, phải giữ ở phần thân răng (là phần trắng bóng thường thấy ở trong miệng), không được giữ ở chân răng vì chân răng là nơi có các tế bào mảnh có tác dụng gắn lai răng vào trong ổ răng.
  • Cẩn thận để đặt răng đúng hướng.
  • Cho bệnh nhân cắn nhẹ trên một chiếc gạc (khăn tay hay vải mềm…) rồi đưa đến nha sĩ. Lưu ý là không nên để các răng chạm trực tiếp với nhau lúc này.

Hình 2. Cắm lại răng càng sớm càng tốt (nếu có thể).

Làm gì nếu răng rơi ra bị bẩn

Răng có thể bị rơi ra ở chỗ bẩn như ở bùn hay đất cát. Trong trường hợp này thì nên rửa nhẹ nhàng răng trong vòi nước nước lạnh (lưu ý là phải xả nước nhẹ nhàng) hoặc sữa. Không được cọ rửa hay ngâm răng vào dung dịch khử trùng. Vì điều này sẽ làm tổn thương các tế bào ở chân răng có chức năng kết dính răng vào xương ổ.

Vì sao đặt ngay răng vào xương ổ lại là tốt nhất?

Các tế bào ở chân răng sẽ giúp răng dính chặt lại vào xương ổ răng nếu chúng vẫn còn hoạt động. Tuy nhiên, những tế bào này sẽ khô rất nhanh và chết đi nếu nó không được đặt nhanh lại vào trong xương ổ hay bảo quản trong môi trường thuận lợi. Khi những tế bào này không còn hoạt động, thì răng sẽ không dính lại được nữa. Vì thế răng càng được đặt lại sớm thì cơ hội thành công càng cao.

Sẽ làm gì nếu răng không được đặt ngay lại vào ổ?

Hãy đặt răng trong ly sữa hoặc nước muối sinh lý (nồng độ 9 phần nghìn) và đem đến nha sĩ thật sớm. Răng nên được giữ trong môi trường ẩm ướt và sữa là môi trường tương đối tốt. Không nên đặt răng vào nước máy thông thường vì nước máy sẽ làm tổn thương các tế bào ở chân răng. Sữa và nước muối sinh lý là những môi trường tốt hơn cho việc bảo tồn những tế bào này.

Nếu trong thời điểm răng bị rơi ra mà không có sữa hay nước muối, hãy để người bị thương ngậm răng trong miệng họ (trong trường hợp này nên trấn an họ bình tĩnh và nhắc họ lưu ý đừng để nuốt phải răng). Nếu răng được giữ ở môi trường ẩm ướt như đã nói ở trên cho đến khi nó được cắm lại vào trong ổ thì cơ hội phục hồi vĩnh viễn sẽ cao.

Răng cắm lại có thể thành công cho đến 24h sau khi tai nạn xảy ra. Nếu không thể tìm được nha sĩ ngay sau khi tai nạn xảy ra, hãy đến trung tâm cấp cứu cho người bị nạn để được giúp đỡ.

Hình 3. Các bước cần tiến hành khi răng rơi ra ngoài.

  • Nhặt chiếc răng bị rơi và chỉ cầm ở phần thân răng.
  • Nếu răng rơi ở chỗ bẩn, hãy rửa nhẹ dưới vòi nước để loại bớt chất bẩn.
  • Gắn răng vào ổ răng càng sớm càng tốt.
  • Nếu không thể gắn răng ngay vào ổ răng, hãy bảo quản răng trong ly sữa hoặc nước muối sinh lý.
  • 30 phút là thời gian lý tưởng để cắm lại răng thành công từ lúc xảy ra tai nạn.
  • Phòng ngừa

    Răng có thể bị chấn thương và rơi xương ổ trong quá trình chơi thể thao, vận động… Cho nên để giảm thiểu khả năng này chúng ta nên mang dụ cụ bảo vệ hàm trong quá trình luyện tập, vận động hay mang mũ bảo hiểm có phần bảo vệ cằm như hình bên dưới khi đi lại, di chuyển bằng xe gắn máy, xe đạp.

    Hình 4. Dụng cụ bảo vệ hàm và mũ bảo hiểm có phần bảo vệ ở cằm.

    Một số lưu ý khác

    Ở một số người bị bệnh tim mạch, trước khi cắm lại răng nên được cho uống thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ. Răng sau khi được cắm lại sẽ được cố định với những răng xung quanh bằng khay, nẹp hay composite…Trong một số trường hợp, sau khi được cắm lại răng sẽ bị đổi màu, khi đó cần đến nha sĩ để được điều trị.

    Tài liệu tham khảo

    http://www.patient.co.uk/health/a-knocked-out-tooth

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Nguyễn Thị Hoàng Yến - TS.BS. Lâm Đại Phong
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Lựa chọn và bảo quản bàn chải đánh răng

    (40)
    Kiểu dáng và chất liệu bàn chải đánh răng đã có những bước tiến dài trong nhiều thế kỷ qua. Các dạng bàn chải đánh răng đầu tiên đã tồn tại cách ... [xem thêm]

    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

    (76)
    Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan ... [xem thêm]

    Bảo hiểm Nha khoa và những điều cần biết

    (59)
    Cùng với mức sống và dân trí ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người để duy trì một cuộc sống đầy đủ và ... [xem thêm]

    Phẫu thuật nâng xoang và tái tạo sống hàm

    (86)
    Nâng xoang Giới thiệu Một chìa khóa cho sự thành công của implant chính là khối lượng và số lượng xương nơi implant được đặt vào. Xương hàm trên phía ... [xem thêm]

    Điều trị Fluor tại phòng nha

    (94)
    Sâu răng gây ra do vi khuẩn sinh a-xit đóng khúm quanh răng và nướu trong một màng dính và thấy được gọi là mảng bám. Răng dễ bị sâu hơn ở người không có ... [xem thêm]

    Nước uống đóng chai và sức khoẻ răng miệng

    (13)
    Tình hình sử dụng nước đóng chai trên thế giời và ở Việt Nam Ngày càng nhiều người có ý thức về sức khỏe thích uống nước đóng chai vì đảm bảo ... [xem thêm]

    Trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng

    (73)
    Sealant nha khoa là lớp nhựa mỏng phủ trên mặt nhai các răng sau (răng hàm) để bảo vệ răng không bị sâu. Các bề mặt gồ ghề trên mặt nhai được sealant ... [xem thêm]

    Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

    (48)
    Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN