Một số câu hỏi về phá thai

(4.27) - 87 đánh giá

Phá thai là gì?

Phá thai là một cách để kết thúc quá trình mang thai. Nó cũng được gọi là “Chấm dứt thai kỳ”.

Phá thai trong đại dịch toàn cầu COVID-19

COVID-19 là viết tắt của “bệnh coronavirus 2019”. Bệnh xảy ra do virus SARS-CoV-2. Virus xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 và kể từ đó đã lan rộng khắp thế giới. Người dân ở nhiều khu vực được kêu gọi ở nhà càng nhiều càng tốt. Điều này rất quan trọng để làm giảm sự lây lan của virus. Nhưng nó cũng có thể làm cho việc chăm sóc y tế trở nên khó khăn hơn.

Bạn vẫn có thể phá thai hợp pháp trong đại dịch COVID-19. Nhưng bác sĩ, điều dưỡng hoặc phòng khám có thể phải thay đổi một số điều cần thiết trong thời gian này. Ví dụ, họ sẽ hẹn bạn qua điện thoại thay vì mời bạn đến. Nếu bạn cần thuốc, họ có thể gửi cho bạn qua bưu điện hoặc bằng một số cách khác. Kiến thức tổng quát về phá thai sẽ được trình bày ở phần còn lại của bài viết.

Tại sao mọi người lại phá thai?

Có nhiều lý do giải thích tại sao một người lại chọn phá thai. Ví dụ:

  • Có thai ngoài ý muốn và không muốn sinh con
  • Không đủ điều kiện nuôi con
  • Không muốn có con
  • Độc thân và không muốn nuôi con đơn thân
  • Gặp phải 1 số vấn đề với chồng/vợ của họ
  • Phát hiện ra rằng có điều gì đó không ổn với thai nhi
  • Có vấn đề về sức khỏe khiến thai kỳ trở nên không an toàn

Và cũng có thể có những lí do khác nữa để một người đưa ra quyết định phá thai.

Làm thế nào để tôi biết được rằng liệu việc phá thai có phù hợp với hoàn cảnh của tôi?

Quyết định có phá thai hay không là một quyết định mang tính chất cá nhân. Nếu bạn không biết phải làm gì, hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng. Bác sĩ, điều dưỡng hoặc phòng khám sẵn sàng giúp đỡ bạn. Cũng có thể trò chuyện với vợ/chồng, các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cũng là một cách. Còn nếu dưới 18 tuổi, bạn cần có sự cho phép của người lớn.

Phá thai được thực hiện như thế nào?

Có hai cách chính để tiến hành phá thai:

  • Phá thai bằng thuốc – Bạn sẽ uống thuốc để chấm dứt thai kỳ. Điều này chỉ thực hiện được trước 11 tuần tuổi thai (có nghĩa là 11 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn). Hay còn Hay còn gọi là “phá thai nội khoa”. Những người phá thai bằng thuốc cần uống 2 loại thuốc riêng biệt.
  • Phá thai ngoại khoa – Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ phẫu thuật để kết thúc thai kỳ. Việc này có thể tiến hành được ở quý I và II của thai kỳ. Quá trình này sẽ kéo dài 15 đến 30 phút, tuy nhiên đa số mất khoảng vài giờ tại phòng khám

Phá thai bằng thuốc được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, bạn sẽ uống một loại thuốc gọi là mifepristone (biệt dược: Mifeprex). Thuốc thường được sử dụng tại phòng khám hoặc văn phòng bác sĩ, nhưng trong một số trường hợp có thể tự dùng tại nhà. 1 đến 2 ngày sau, bạn sẽ uống thêm một loại thuốc khác tại nhà. Thuốc này có tên là misoprostol (biệt dược: Cytotec). Các loại thuốc trên sẽ chấm dứt thai kỳ của bạn. Có thể mất từ 4 đến 6 giờ sau khi dùng loại thuốc thứ hai để chấm dứt thai kỳ. Và lúc đó, bạn sẽ chảy máu âm đạo. Bạn cũng có thể sẽ thấy những cục máu đông lớn hoặc những mảnh mô đi kèm.

Vậy tôi sẽ gặp phải triệu chứng gì sau khi phá thai bằng thuốc?

Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau và chuột rút ở bụng dưới sau khi dùng thuốc thứ hai (misoprostol), có thể kéo dài đến 6 giờ.
  • Chảy máu âm đạo. Chảy máu có thể rất nhiều trong vài giờ sau khi bạn uống misoprostol. Chảy máu nhẹ có thể kéo dài trong vài tuần.
  • Sốt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy

Phá thai ngoại khoa được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, bạn sẽ được gây tê để không cảm thấy đau. Một số loại thuốc gây tê cho phép bạn vẫn tỉnh táo, một số khác sẽ khiến bạn ngủ. Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ đặc biệt để lấy hết các mô thai nhi ra khỏi tử cung. Việc này được thực hiện qua đường âm đạo cho nên sẽ không để lại bất kỳ vết cắt hay vết sẹo nào.

Tôi sẽ gặp phải những triệu chứng gì sau khi phá thai ngoại khoa?

Thông thường bạn sẽ gặp:

  • Đau và chuột rút ở bụng dưới, sẽ hết sau vài giờ.
  • Chảy máu âm đạo. Triệu chứng này thường nhẹ nhàng hơn so với phát thai bằng thuốc và có thể kéo dài đến 2 tuần sau đó.

Tôi có thể phá thai nếu thai nhi từ 14 tuần trở lên không?

Tùy vào luật pháp ở nơi bạn sinh sống. Ở nhiều nơi, họ cho phép phá thai khoảng 20 đến 24 tuần hoặc cho đến khi thai nhi có thể sống được bên ngoài tử cung. Phá thai sau 14 tuần mất nhiều thời gian và phức tạp hơn. Có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật hoặc cả hai

Khi nào nên gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng sau khi phá thai?

Hãy gọi ngay nếu:

  • Bạn chảy máu nhiều đến nỗi thấm hết một miếng băng vệ sinh mỗi giờ và việc này kéo dài ít nhất 2 giờ nhưng bạn vẫn tiếp tục chảy máu.
  • Cơn đau thật sự dữ dội ( khiến bạn phải gập bụng lại hoặc khó di chuyển), và dùng thuốc giảm đau như ibuprofen (biệt dược: Motrin, Advil) không có hiệu quả.
  • Sốt trên 100.4°F (38°C).
  • Khí hư có mùi hôi khó chịu.

Trong một vài trường hợp, việc phá thai không được trọn vẹn. Hay nói cách khác, vẫn còn sót mô thai trong tử cung. Nếu bạn không may gặp tình huống này, bạn có thể sẽ phải dùng thêm thuốc hoặc làm thêm thủ thuật để lấy hết các mô thai còn sót lại. Dấu hiệu cho thấy việc phá thai không hoàn toàn bao gồm:

  • Không chảy máu sau khi phá thai bằng thuốc.
  • Vẫn có các triệu chứng của mang thai, chẳng hạn như buồn nôn và căng tức ngực sau khi bạn phá thai 1 tuần hoặc lâu hơn.
  • Chảy máu kéo dài hơn 2 tuần sau khi phá thai.
  • Không có kinh nguyệt trong 6 tuần đầu tiên sau khi phá thai.

Phá thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung, phá thai rất an toàn. Nhưng giống các thủ thuật y khoa khác, phá thai có một vài nguy cơ nhỏ. Nếu bạn quyết định phá thai, hãy để một bác sĩ hoặc một nữ hộ sinh được đào tạo chuyên môn thực hiện trong phòng khám hoặc bệnh viện. Không sử dụng bất cứ loại thuốc nào hoặc đặt bất cứ thứ gì vào trong âm đạo mà không nói cho bác sĩ hay điều dưỡng biết.

Sau khi thực hiện việc phá thai cần chú ý điều gì không?

Không quan hệ tình dục hoặc cho bất cứ thứ gì vào âm đạo của bạn trong 2 tuần sau khi phá thai. Nếu làm như vậy, bạn có khả năng bị nhiễm trùng nặng.

Liệu có thể mang thai được nữa không?

Phá thai không làm ảnh hưởng đến việc mang thai lại . Các biện pháp phá thai không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, và tất nhiên cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

UpToDate: Abortion: The basics

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Võ Ngọc Tú - Văn Đức Hiếu - Nguyễn Trọng Phát
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi đi du lịch

(17)
Sắp đến Tết, nhiều người sẽ lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, trong đó cũng có những phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những lưu ý cho phụ ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

(85)
Depo-provera là gì? Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc ... [xem thêm]

Theo dõi nhịp tim thai trong quá trình sinh

(98)
Thế nào là theo dõi tim thai trong quá trình sinh? Theo dõi tim thai trong quá trình sinh là một biện pháp kiểm tra tình trạng của bé trong quá trình chuyển dạ và đẻ ... [xem thêm]

Ra máu tiền mãn kinh và sau mãn kinh

(85)
Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh? Mãn kinh được định nghĩa là sự mất kinh nguyệt (không hành kinh) trong 1 năm. Tuổi mãn kinh trung bình là 51, nhưng giới ... [xem thêm]

Khởi phát chuyển dạ là gì?

(45)
Khởi phát chuyển dạ Khởi phát chuyển dạ là việc sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để khởi phát chuyển dạ. Tại sao phải khởi phát ... [xem thêm]

10 thực đơn giàu canxi cho phụ nữ mang thai

(98)
Rau cải xoăn Rau cải xoăn có nhiều canxi hơn sữa và thường dễ hấp thu hơn, làm cho nó trở thành một nguồn canxi tuyệt vời. Đậu hầm Đậu không chỉ giàu ... [xem thêm]

Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

(91)
Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN