Ra máu tiền mãn kinh và sau mãn kinh

(4.16) - 85 đánh giá

Thế nào là mãn kinh và tiền mãn kinh?

Mãn kinh được định nghĩa là sự mất kinh nguyệt (không hành kinh) trong 1 năm. Tuổi mãn kinh trung bình là 51, nhưng giới hạn bình thường từ 45 tới 55 tuổi.

Khoảng thời gian chuyển tiếp tới mốc đó được gọi là tiền mãn kinh, nghĩa là “sắp sửa mãn kinh”. Giai đoạn này có thể kéo dài tới 10 năm. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, những thay đổi về nồng độ nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và đưa đến những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm bài viết Thời kỳ mãn kinh của TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh

Trong suốt một chu kỳ kinh bình thường, nồng độ các nội tiết tố nội tiết tố estrogen progesterone tăng giảm một cách đều đặn. Sự rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ và sự hành kinh xảy ra khoảng 2 tuần sau đó. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ nội tiết tố nội tiết tố không tuân theo nhịp điệu đều đặn này làm cho bạn hành kinh không đều hay ra máu âm đạo dạng lốm đốm ra máu. Một vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ kéo dài hơn và ra máu nhiều hơn trong khi một vài tháng khác, chu kỳ kinh sẽ ngắn hơn và ra máu ít hơn. Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể tăng hoặc giảm. Bạn có thể bắt đầu có một vài tháng mất kinh.

Làm sao để biết sự ra máu là bất thường?

Bất cứ khi nào có ra máu sau khi đã mãn kinh đều được xem là bất thường và cần được khám ngay. Mặc dù trong giai đọan tiền mãn kinh, kinh nguyệt có thể không đều nhưng nếu có ra máu bất thường, bạn vẫn phải báo bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý ra máu không liên quan đến tiền mãn kinh. Cách tốt nhất là báo cho nhân viên y tế nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt sau đây:

  • Ra máu rất nhiều
  • Ra máu kéo dài hơn chu kì kinh nguyệt bình thường
  • Chưa đến 3 tuần đã ra máu thêm lần nữa.
  • Ra máu sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các chu kỳ

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra máu bất thường ?

  • Polyp: Polyp thường là khối mô lành tính phát triển từ mô giống như nội mạc lót bên trong tử cung. Chúng dính chặt với thành tử cung hoặc phát triển trên bề mặt nội mạc tử cung. Chúng có thể gây ra máu không đều hay rất nhiều. Polyp cũng có thể phát triển trên cổ tử cung hay trong kênh cổ tử cung. Những polyp này có thể gây ra máu sau khi quan hệ tình dục.
  • Teo nội mạc tử cung: Sau mãn kinh, nội mạc tử cung có thể trở nên rất mỏng do sụt giảm nồng độ estrogen. Tình trạng này gọi là teo nội mạc tử cung. Do lớp lót quá mỏng, bạn có thể sẽ bị ra máu bất thường.
  • Tăng sinh nội mạc tử cung: với tình trạng này, lớp lót tử cung bị dày lên. Nó có thể gây nên ra máu không đều hay ra máu rất nhiều.

Tăng sinh nội mạc tử cung hay gặp nhất là do estrogen thừa mà không có đủ progesteron. Trong một vài trường hợp, các tế bào lót bên trong tử cung trở nên bất thường. Tình trạng này, gọi là tăng sinh nội mạc tử cung không điển hình, có thể dẫn đến ung thư tử cung. Nếu tăng sinh nội mạc tử cung được chẩn đoán và điều trị sớm, ung thư nội mạc tử cung có thể được phòng ngừa. Ra máu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ra máu bất thường được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán nguyên nhân của sự ra máu bất thường tiền mãn kinh hay sau mãn kinh, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử bản thân và gia đình bạn. Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe. Bạn cũng có thể sẽ phải làm một hoặc một vài xét nghiệm sau:

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: bằng một ống mỏng, một lượng nhỏ mô sẽ được lấy từ lớp lót tử cung. Mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và được quan sát dưới kính hiển vi.
  • Siêu âm qua ngả âm đạo: sóng siêu âm được sử dụng để tạo nên hình ảnh của các cơ quan trong khung chậu, với một thiết bị đặt trong âm đạo.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: dịch được bơm vào tử cung bằng một ống, gọi là catheter, trong khi những hình ảnh siêu âm của tử cung được tạo ra.
  • Nội soi buồng tử cung: một ống mỏng, nhẹ với camera đặt ở cuối, gọi là ống nội soi, được đưa vào âm đạo và cổ tử cung. Ống nội soi cho phép nhìn thấy bên trong lòng của tử cung.
  • Nong và nạo buồng tử cung: Cổ tử cung sẽ được mở rộng. Phần mô sẽ được kẹp ra hoặc hút ra từ lớp lót của tử cung. Mô này được gửi đến phòng thí nghiệm, nơi nó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Một vài xét nghiệm này có thể được làm ở phòng khám tư. Các xét nghiệm khác được làm ở bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật.

Những phương pháp điều trị hiện nay

Điều trị ra máu bất thường tiền mãn kinh hay ra máu sau mãn kinh phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Nếu có các khối phát triển lớn (ví dụ polyp) gây ra máu, có thể cần đến phẫu thuật để loại bỏ chúng. Teo nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng thuốc. Tăng sinh nội mạc tử cung có thể được chữa bằng liệu pháp progestin, làm cho nội mạc tử cung bong ra. Những vùng bị dày lên của nội mạc tử cung có thể lấy bỏ bằng nội soi hoặc phương pháp nong và nạo buồng tử cung.

Phụ nữ bị tăng sinh nội mạc tử cung có nguy cơ cao chuyển thành ung thư nội mạc tử cung. Họ cần được sinh thiết nội mạc tử cung định kỳ để chắc chắn tình trạng tăng sinh này đã được điều trị ổn và không tái phát.

Ung thư nội mạc tử cung được điều trị bằng phẫu thuật (thường là cắt tử cung với nạo các hạch bạch huyết lân cận) trong hầu hết trường hợp.

Cần thảo luận về các lựa chọn với người phụ trách chăm sóc sức khỏe của bạn.

Giải thích thuật ngữ

  • Cổ tử cung: phần dưới tận cùng, hẹp của tử cung, nơi dẫn vào âm đạo
  • Estrogen: một loại nội tiết tố phụ nữ được sản xuất ở buồng trứng.
  • Cắt tử cung: cắt bỏ tử cung
  • Hạch bạch huyết: Các tuyến nhỏ giúp lọc dòng bạch huyết (một loại dịch gần như không màu, giúp rửa sạch các tế bào của cơ thể) xuyên suốt cơ thể.
  • Sự rụng trứng: Sự phóng thích một trứng từ một trong hai buồng trứng.
  • Progesteron: Một loại nội tiết tố phụ nữ được sản xuất ở buồng trứng và chuẩn bị lớp lót tử cung cho việc mang thai.
  • Progestin: Một dạng progesteron tổng hợp gần giống với nội tiết tố sản xuất tự nhiên bởi cơ thể.
  • Tử cung: Một cơ quan dạng cơ, nằm ở khung chậu người phụ nữ, giúp mang và nuôi dưỡng bào thai trong khi mang thai.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa.

Tài liệu tham khảo

Perimenopausal Bleeding and Bleeding After Menopause (pdf) – FAQ 162 – Gynecologic Problems – The American College of Obstetricians and Gynecologists

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Thanh Phương - BS. Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liên cầu khuẩn nhóm B và mang thai

(66)
Liên cầu khuẩn nhóm B là gì? Liên cầu khuẩn nhóm B là một trong nhiều loại vi khuẩn sinh sống trong cơ thể và thường không gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Rối loạn co giật trong quá trình mang thai

(69)
Cơn co giật là gì? Cơn co giật xảy ra khi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trở nên bất thường. Cơn co giật có thể gây ra sự thay đổi tâm ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

Triệt sản qua soi tử cung

(48)
Triệt sản là gì? Triệt sản là một dạng biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Thế nào là triệt sản ống dẫn trứng? Những thủ thuật triệt sản dành cho phụ nữ ... [xem thêm]

Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

(91)
Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân ... [xem thêm]

Bài 51 – Nên và không nên khi mang thai

(42)
Đồn đoán và sự thật… Phụ nữ mang thai có lẽ là đối tượng “được” cho lời khuyên nhiều nhất. Cộng thêm sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN