Sinh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào?

(4.21) - 91 đánh giá
Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân hy vọng nó cũng là thắc mắc chung của nhiều người.
Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi là em đã sinh mổ 3 lần, giờ em có thai lại, liệu mổ thêm lần nữa có nguy hiểm gì không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
  • Bất cứ ca mổ nào cũng có những mối nguy. Nguy cơ đến từ việc gây mê và nguy cơ đến từ cuộc phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào từng loại phẫu thuật và bệnh lý nền của bệnh nhân, sẽ có thêm những nguy cơ riêng biệt.
  • Khi mổ càng nhiều lần khả năng dính các cơ quan trong ổ bụng càng cao. Khi mổ phải bóc tách các cơ quan dính dẫn đến nguy cơ tổn thương các cơ quan đó. Ở trường hợp của bạn nguy cơ dính và tổn thương ruột non, đại tràng, bàng quang,…
  • Bất cứ cuộc mổ nào cũng có nguy cơ chảy máu hay nhiễm trùng sau mổ. Nguy cơ này càng tăng cao trong các trường hợp mổ khó như mổ nhiều lần, dính nhiều, thời gian phẫu thuật lâu, mất máu nhiều,…
  • Bạn mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh (chảy máu nhiều từ đường sinh dục, thường từ tử cung) do tử cung không co hồi tốt. Có nhiều loại thuốc làm tăng co hồi tử cung, nhiều thủ thuật để làm giảm sự chảy máu nhưng nếu chảy máu nhiều quá có thể phải cắt tử cung để cầm máu hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bạn đã mang thai nhiều lần và mổ nhiều lần, tốt nhất là không nên để có thai lần nữa. Cách an toàn nhất là triệt sản. Trong lúc mổ bác sĩ sẽ cột 2 ống dẫn trứng lại làm cho tinh trùng và trứng không thể gặp nhau nữa do vậy không thể có thai nữa. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Phương pháp này cần có sự đồng ý của 2 vợ chồng.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/2531461443567601

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt bỏ nội mạc tử cung

(67)
Cắt bỏ nội mạc tử cung là gì? Cắt bỏ nội mạc tử cung nhằm phá hủy một lớp mỏng niêm mạc tử cung và ngăn tình trạng ra kinh ở nhiều phụ nữ mà ... [xem thêm]

10 thực đơn giàu canxi cho phụ nữ mang thai

(98)
Rau cải xoăn Rau cải xoăn có nhiều canxi hơn sữa và thường dễ hấp thu hơn, làm cho nó trở thành một nguồn canxi tuyệt vời. Đậu hầm Đậu không chỉ giàu ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ

(80)
Nhiều sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ cần tư vấn chế độ ăn, mời bạn đọc bài này để có thêm thông tin cho bữa ăn của mình Không kiểm soát tốt ... [xem thêm]

Bài 47 – Đau lưng trong thai kỳ

(78)
Những nguyên nhân có thể Căng các cơ vùng lưng Cơ vùng bụng yếu Các nội tiết tố khi có thai Trong những nguyên nhân thường gặp kể trên thì căng dãn các cơ ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thuốc tránh thai

(38)
Thuốc ngừa thai hoạt động như thế nào? Các loại thuốc tránh thai có chứa những hormon làm cho sự rụng trứng không xảy ra. Những hormon này cũng gây nên ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Mang thai sau điều trị ung thư

(69)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nếu bạn là người sống sót sau ung thư, có con có thể là một quyết định khó khăn cho ... [xem thêm]

Bài 20 – Câu chuyện của cái sẹo mổ lấy thai

(48)
Một ngày, tôi chỉ cho con cái sẹo trên bụng, cái sẹo mổ cách đây mấy năm. Và câu chuyện bắt đầu… Ngày không xưa lắm, con nằm trong bụng mẹ. Một hôm, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN