Thuốc rimantadine

(3.66) - 90 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc rimantadine là gì?

Rimantadine được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị một số loại virus cúm (cúm A). Nếu bạn đã bị nhiễm cúm, thuốc này có thể giúp làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và rút ngắn thời gian điều trị. Bạn sẽ dùng rimantadine nếu bạn đã hoặc sẽ có thể tiếp xúc với nguồn bệnh cúm để giúp ngăn ngừa nhiễm cúm. Đây là thuốc kháng virus hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của virus cúm. Thuốc này không phải thuốc chủng ngừa. Để giảm khả năng bị nhiễm cúm, bạn nên chích ngừa cúm mỗi năm một lần vào đầu mỗi mùa cúm. Để biết thêm chi tiết, bạn hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên dùng thuốc rimantadine như thế nào?

Bạn có thể uống thuốc chung với thức ăn hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc này để ngăn ngừa bệnh cúm, bạn nên cho trẻ dưới 10 tuổi dùng thuốc một lần một ngày, trẻ em trên 10 tuổi và người lớn nên dùng thuốc hai lần một ngày. Nếu điều trị cúm ở người lớn, thuốc sẽ được dùng hai lần một ngày. Bạn không tăng liều hoặc dủng rimantadine thường xuyên hơn so với quy định. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng thích ứng với việc điều trị. Ở trẻ em, liều dùng cũng được dựa trên trọng lượng cơ thể.

Hãy dùng rimantadine càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với bệnh cúm hoặc có các triệu chứng cúm. Bạn nên dùng thuốc theo thời gian quy định. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm có thể khiến virus tiếp tục phát triển và dẫn đến nhiễm cúm nặng. Nếu bạn đang dùng thuốc siro, đo liều dùng cẩn thận bằng muỗng hoặc cốc. Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

Bạn nên bảo quản thuốc rimantadine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc rimantadine cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn mắc cúm A:

Liều đề nghị thông thường là 100 mg uống hai lần một ngày trong 7 ngày

Liều thông thường cho người lớn để dự phòng bệnh cúm:

Liều đề nghị thông thường là 100 mg uống hai lần một ngày

Liều thông thường cho người cao tuổi dự phòng bệnh cúm hoặc người cao tuổi bị mắc cúm A:

Bệnh nhân ở viện dưỡng lão và bệnh nhân trên 65 tuổi cần giảm liều dùng xuống mức 100 mg và uống một lần một ngày.

Liều dùng thuốc rimantadine cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em mắc cúm A:

Trẻ trên 17 tuổi: bạn dùng 100 mg cho trẻ uống hai lần một ngày trong vòng 7 ngày

Liều thông thường cho trẻ em để dự phòng bệnh cúm:

Trẻ từ 1-9 tuổi: bạn dùng 5 mg/kg (tối đa 150 mg) cho trẻ uống một lần một ngày.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên: bạn dùng 100 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.

Thuốc rimantadine có những dạng và hàm lượng nào?

Rimantadine có dạng và hàm lượng là: viên nén: 100 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc rimantadine?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngừng sử dụng rimantadine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn lên cơn động kinh (mất ý thức hoặc co giật).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, đau dạ dày;
  • Khô miệng;
  • Khó ngủ (mất ngủ);
  • Chóng mặt;
  • Nhức đầu;
  • Lo âu, khó tập trung.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc rimantadine bạn nên biết những gì?

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, bạn và bác sĩ cần trao đổi để cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi quyết định dùng thuốc. Đối với thuốc này, bạn cần xem xét các điều sau đây:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn bị bất kỳ bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn ghi hoặc thành phần thuốc ghi trên gói một cách cẩn thận.

Trẻ em

Chưa có nghiên cứu thích hợp được thực hiện về các mối quan hệ của tác động của rimantadine đối với trẻ em. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Người lớn tuổi

Mặc dù các nghiên cứu thích hợp về các mối quan hệ của người cao tuổi đối với tác động của rimantadine chưa được đưa ra, chưa có vấn đề lão khoa cụ thể được ghi nhận cho đến nay. Tuy nhiên, bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng mắc tác dụng phụ không mong muốn (như lo lắng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau dạ dày), cần thận trọng và điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân dùng rimantadine.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc rimantadine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc rimantadine không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc rimantadine?

Các vấn đề bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

  • Bệnh động kinh hoặc co giật hoặc có tiền sử bệnh;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan, nặng.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Vì bạn sẽ được bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cefamandole

(42)
Tác dụngTác dụng của cefamandole là gì?Cefamandole cần thiết cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọngnhư nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, viêm ... [xem thêm]

Thuốc Pepsane®

(64)
Tên gốc: dimethicone + gaiazuleneTên biệt dược: Pepsane®Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loét.Tác dụngTác dụng của thuốc Pepsane® là ... [xem thêm]

Canxi Gluconate

(12)
Tác dụngTác dụng của canxi gluconate là gì?Canxi gluconate được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi huyết thấp ở những người không hấp ... [xem thêm]

Phosphalugel®

(29)
Tên gốc: aluminium phosphatePhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược và chống loétTên biệt dược: Phosphalugel®Thông tin quan trọng về thuốc Phosphalugel®Tác ... [xem thêm]

Thuốc Artrodar®

(90)
Tên gốc: diacereinTên biệt dược: Artrodar®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp có cải thiện bệnh trạngTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc cromolyn

(58)
Tên gốc: cromolynTên biệt dược: Nasalcrom®, Intal®, Opticrom®Phân nhóm: thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẹn mạn tínhTác dụngTác dụng của thuốc cromolyn là ... [xem thêm]

Irbesartan + hydrochlorothiazide

(49)
Tên gốc: irbesartan + hydrochlorothiazideTên biệt dược: Avalide®Phân nhóm: thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểuTác dụngTác dụng của irbesartan + ... [xem thêm]

Thuốc Hemarexin®

(58)
Tên gốc: muối gluconat của sắt, mangan, đồngTên biệt dược: Hemarexin®Phân nhóm: vitamin & khoáng chất (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máuTác dụngTác dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN